Một chai dầu gió nhỏ bé đã rất quen thuộc với nhiều gia đình, tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng sao cho đúng, sao cho an toàn và phát huy hết hiệu quả của nó.

Bôi một giọt dầu gió vào lòng bàn chân để chữa mất ngủ, một chút dầu gió sẽ giúp chống sốc nhiệt, say nắng, thông mũi, đau họng… và còn nhiều tác dụng khác.

Hãy cùng khám phá công dụng của dầu gió và cách sử dụng an toàn, hiệu quả.

42 1 7 Phep Mau Bat Dau Tu Mot Giot Dau Gio Ban Da Biet Cach Su Dung Sao Cho Dung

7 công dụng tuyệt vời từ dầu gió

1.Hỗ trợ giấc ngủ sâu, thư giãn cơ thể, chống mất ngủ

Buổi tối trước khi đi ngủ, đặc biệt vào thời điểm trời lạnh, bạn có thể bôi một vài giọt dầu gió vào lòng bàn chân. Cách này có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn. Với những người dễ bị mất ngủ, hiệu quả có thể cảm nhận thấy rõ ràng hơn.

Thông thường, để nâng cao tác dụng, sau khi bôi dầu gió vào lòng bàn chân, bạn nên tiện thể mát xa, xoa bóp lòng bàn chân, nơi có huyệt Dũng tuyền – một trong những huyệt vị quan trọng nhất trên cơ thể. Khi xoa bóp bàn chân với dầu gió, sẽ làm cho cơ thể bàn được bổ sung khí, giúp tạo cảm giác buồn ngủ, chất lượng giấc ngủ sẽ được tăng lên.

42 2 7 Phep Mau Bat Dau Tu Mot Giot Dau Gio Ban Da Biet Cach Su Dung Sao Cho Dung

Xoa dầu gió vào lòng bàn chân và xoa bóp huyệt Dũng tuyền giúp ngủ ngon hơn (Ảnh: Internet)

2.Phòng chống sốc nhiệt, say nắng

Mùa hè trời nắng nóng, người sức yếu đi trong thời tiết này rất dễ dàng bị say nắng, sốc nhiệt, đột quỵ do nhiệt độ cao. Bôi một chút dầu gió lên nhân trung, huyệt thái dương có thể phòng tránh say nắng rất tốt. Thậm chí, ngay cả sau khi bạn bị say nắng, sốc nhiệt rồi, phương pháp này cũng có thể áp dụng và mang lại hiệu quả tốt.

42 3 7 Phep Mau Bat Dau Tu Mot Giot Dau Gio Ban Da Biet Cach Su Dung Sao Cho Dung

3.Chữa đau họng, thông mũi, giảm ho

Khi bị đau họng, giọng khàn, cổ họng ngứa ngáy và mũi nghẹt khó chịu, lại chưa đến mức phải đi khám bác sĩ, thì giọt dầu gió có thể giúp ích cho bạn.

Ngay khi bắt đầu cảm thấy ngứa họng rát cổ, cần bôi dầu gió và dùng bàn tay xoa nhẹ cho đến khi cổ nóng lên. Làm như vậy sau 1-2 tiếng sẽ thấy cổ dịu lại, bớt ngứa, bớt ho. Mũi cũng sẽ được thông thoáng, không bị nghẹt nữa.

4.Giảm đau

Khi bạn có các triệu chứng đau đớn trong cơ thể như viêm do nhiệt, đau bụng, đau phần mềm, nhức mỏi, có thể bôi một chút dầu gió vào vùng bị đau, ví dụ bôi vào rốn để làm ấm bụng, giảm đau bụng.

42 4 7 Phep Mau Bat Dau Tu Mot Giot Dau Gio Ban Da Biet Cach Su Dung Sao Cho Dung

Khi gặp gió lạnh, trong cơ thể tích tụ hàn khí gây ra các triệu chứng đau mỏi, nhiễm lạnh, phụ nữ bị lạnh tử cung, lạnh phần phụ đều có thể bôi dầu gió để cải thiện tình hình.

5.Giảm vết chai cứng ở chân, tay

Muốn vết chai cứng ở chân giảm đi, dùng một miếng vải nhúng một chút dầu gió đắp lên, và cố định bằng miếng vải bông. Mỗi ngày đắp một lần, liên tục trong vòng 15 ngày, phần chai cứng có thể bắt đầu tự suy giảm.

6.Khử mùi

Thay vì dùng nước hoa xịt vào giày để khử mùi, bạn có thể dùng dầu gió thay thế. Tác dụng của chúng còn hiệu quả hơn nước hoa mà lại rẻ hơn nhiều. Chỉ cần nhỏ 1 giọt dầu gió vào lót giày, qua 1 đêm là mùi hôi sẽ bị thay thế bởi mùi tinh dầu mát mẻ, dễ chịu.

Không chỉ khử mùi giày, bạn còn có thể dùng dầu gió để khử mùi trong toilet. Nhỏ 1 vài giọt dầu gió vào trong bồn cầu, mùi hôi gây khó chịu cho bạn cũng sẽ biến mất.

7.Đuổi muỗi, đuổi côn trùng

Chúng ta đều biết dầu gió giúp chống muỗi hay làm dịu vết muỗi đốt trên cơ thể. Tuy nhiên có những cách phòng muỗi đốt mà bạn nên thử, rất đơn giản nhưng lại khá hiệu quả. Khi tắm với nước ấm nhiệt độ khoảng 36-37 độ C, nhỏ một vài giọt dầu gió vào nước rồi tắm, không chỉ có mùi dễ chịu mà còn có tác dụng đuổi muỗi tốt.

42 5 7 Phep Mau Bat Dau Tu Mot Giot Dau Gio Ban Da Biet Cach Su Dung Sao Cho Dung

Bên cạnh đó, nơi nào trong nhà bạn là “cửa ngõ” để muỗi bay vào phòng thì cũng nên nhỏ vài giọt dầu gió vào đó để “chắn đường”, muỗi sẽ không dám bay qua vùng có mùi tinh dầu. Điều này cũng có tác dụng với nhiều loại côn trùng khác.

Cẩn trọng khi dùng dầu gió vì có thể gây ngộ độc

Dầu gió được chiết xuất từ các loại tinh dầu thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên như khuynh diệp, hồi, quế, long não, là một loại thuốc trị ngoài da giúp chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, giảm đau…

Tuy nhiên dầu gió cần dùng đúng, vì đã có những trường hợp dùng sai cách, hoặc để trẻ em uống phải đã bị ngộ độc. Sử dụng tùy tiện có thể gây xung huyết da, ngộ độc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Theo các chuyên gia, dù là sản phẩm không kê đơn nhưng dầu gió vẫn là thuốc, không nên lạm dụng để chữa bệnh.

Trong thành phần của dầu gió chứa eukalyptol và camphor, trong đó, camphor là một chất độc đối với trẻ em nếu sử dụng không đúng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) gây tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở.

Ai không nên dùng dầu gió?

– Trẻ dưới 24 tháng tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú không dùng.

– Người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp… không nên dùng.

– Người bình thường cũng không nên lạm dụng, dùng quá thường xuyên sẽ “nhờn”, giảm tác dụng.

– Tuyệt đối không được dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh, nhất là không bôi lên mũi trẻ.

– Các bà mẹ sau khi sinh tránh dùng dầu gió.

Dùng dầu gió như thế nào cho đúng?

– Chỉ dùng dầu gió ở ngoài da. Không nên thoa dầu gió trực tiếp lênvùng da trầy xước, vết thương hở.

– Trẻ lớn trên 2 tuổi, khi dùng nhất thiết phải có sự theo dõi của người lớn. Trước khi bôi dầu cần rửa sạch tay và rửa sạch, lau khô vùng da bị đau, bôi hoặc xoa bóp một lượng vừa đủ bằng cách lấy đầu ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp, bôi lên chỗ đau nhức hay vết côn trùng cắn đốt.

– Nếu đau bụng do lạnh, khó tiêu, bôi vào vùng quanh rốn; nếu nhức đầu bôi vào thái dương. Sau đó miết nhẹ nhàng, day tròn, ấn bằng ngón tay trỏ. Người hay bị dị ứng, người có bệnh mạn tính muốn dùng cần có sự tư vấn của các bác sĩ.

– Khi dùng dầu gió chỉ bôi ở điểm đau, vùng đau, vùng cạo gió. Không dùng nhiều hơn 3 – 4 lần trong ngày, và nên ngừng ngay khi cơn đau, sự mệt mỏi đã chấm dứt. Tuyệt đối không bôi dầu vào niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở.

– Chỉ dùng ngoài da, tuyệt đối không được uống. Không nên cho trẻ uống dầu vì có thể gây tổn thương niêm mạc ruột. Luôn dùng một lượng vừa đủ, chỉ dùng lúc đau và chấm dứt ngay khi cơn đau đã hết.

Cách sử dụng đúng dầu gió cho trẻ em

– Trẻ bị ngạt mũi: Hòa tan 2 giọt tinh dầu với 1 chén nước nóng, cho trẻ hít thở sẽ dễ chịu và không chảy nước mũi nữa.

– Trẻ bị cảm, mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc: Pha nước tắm của trẻ với vài giọt tinh dầu khuynh diệp sẽ hỗ trợ trị cảm cho bé.

– Ngày lạnh, trở trời có thể giúp trẻ phòng cảm lạnh bằng cách xoa một lớp mỏng tinh dầu khuynh diệp vào gan bàn chân, bàn tay trẻ.

– Phòng bệnh cho trẻ đi chơi nơi đông người, đi chơi xa… Hãy bôi ít tinh dầu Khuynh diệp lên áo quần, lòng bàn tay, giúp trẻ không bị lây bệnh.

Tùy người, tuỳ cơ địa, chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt mà có tác dụng khác nhau, nhưng tác dụng của dầu gió sẽ rất hiệu quả nếu dùng đúng cách.

 

Nguồn: Tri thức trẻ




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC