1. Giới tính
Theo nghiên cứu vào năm 1992, công bố tại JAMA, phụ nữ thường cảm thấy lạnh hơn nam giới vì mức độ hóoc-môn estrogen của phụ nữ cao hơn so với nam giới. Hơn nữa, phụ nữ thường có lượng mô cơ bắp trong cơ thể thấp hơn so với nam giới nên khả năng chịu lạnh kém hơn.
2. Thiếu máu
Theo các chuyên gia tại Viện y tế Mayo (Mỹ), tay chân lạnh là triệu chứng phổ biến của bệnh thiếu máu. Sắt rất cần thiết trong việc vận chuyển oxy vào các tế bào để tạo năng lượng, vì thế, hàm lượng sắt trong cơ thể thấp có thể giải thích tại sao bạn luôn cảm thấy lạnh. Bạn nên tiến hành xét nghiệm ferritin trong máu. Nồng độ ferritin của bạn cần đạt trên 60nanogram/ml để đảm bảo bạn có đủ lượng sắt cần thiết.
3. Thiếu ngủ
Nghiên cứu vào năm 2012 đăng trên Tạp chí Sleep chỉ ra, thiếu ngủ ảnh hưởng tới quá trình tự điều chỉnh nhiệt độ trên da, hạn chế khả năng kiểm soát thân nhiệt của cơ thể.
4. Cân nặng
Người sở hữu chỉ số BMI rất thấp (dưới 18,5) có thể gặp các vấn đề về tuần hoàn máu, khiến tim không bơm được máu nóng lên những bộ phận khác.
5. Cơ thể thiếu nước
Thiếu nước khiến máu chảy tới da giảm nhiệt, ảnh hưởng đến quá trình tự điều chỉnh nhiệt của cơ thể.
6. Tổn thương thần kinh
Khi các dây thần kinh ngoại vi gặp vấn đề sẽ gây nên cảm giác lạnh và tê buốt, đặc biệt ở tứ chi.
7. Vấn đề về tuyến giáp
Các vấn đề như suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, quá trình chuyển hóa chất béo, carbohydrate, sản sinh protein và khả năng kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
8. Hội chứng Raynaud
Hội chứng Raynaud thường xảy ra ở những người sống tại vùng có khí hậu lạnh. Căn bệnh khiến một số khu vực trên cơ thể bị co lại, hạn chế lượng máu lưu thông tới khu vực cần thiết.
Nguồn: H.H
Đọc tin nhanh