Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo – admin Nhóm bác sĩ hỗ trợ tư vấn F0, F1 đang được cách ly tại nhà - cho biết khi thấy SpO2 tụt giảm, người bệnh cần xác định là bắt đầu giai đoạn nguy hiểm, cần liên hệ ngay với nhân viên y tế để được trợ giúp.

1 Bac Si Canh Bao Dau Hieu Quan Trong Cho Thay F0 Bat Dau Buoc Vao Giai Doan Nguy Hiem

Theo bác sĩ Thảo, gần 1 tháng qua, chị đã tham gia tư vấn cho F0 online và nhận ra rằng nhiều bệnh nhân chưa hiểu rõ về Covid-19. 

Tổn thương cơ thể diễn ra theo thứ tự

Giai đoạn đầu của bệnh Covid-19 (1 tuần đầu): Trong giai đoạn này phổi đã có tổn thương và triệu chứng đặc trưng sẽ là giảm Oxy máu thầm lặng, nghĩa là lượng oxy trong máu của bệnh nhân đã giảm nhưng bệnh nhân vẫn có biểu hiện sinh hoạt bình thường hoặc chỉ hơi giới hạn một chút. Vì vậy nếu như không có thiết bị đo SpO2 tại nhà thì rất khó phát hiện sớm giai đoạn đầu của tổn thương phổi này.

Gia đình nào cũng nên có thiết bị đo SpO2 trong giai đoạn dịch đang bùng như hiện nay. Nếu người bệnh cứ chờ khi nào không khỏe mới đến bệnh viện có thể sẽ nguy hiểm.

Khi SpO2 dưới 95 %, người dân có thể uống Corticoid và kháng đông theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi uống nên để ý liều lượng vì có loại Corticoid không phải 6mg mà chỉ có 0,5mg, hàm lượng thấp, ức chế miễn dịch không đủ.

Gia đoạn 2 của người bệnh sau khi xuất hiện SpO2 tụt: Nếu không dùng thuốc bệnh nhân sẽ chuyển tiếp đến 1 bước nặng hơn là ARDS - Hội chứng suy hô hấp cấp - và thường kết hợp với suy đa cơ quan, có thể thúc đẩy vào ARDS gồm viêm phổi, nhiễm trùng huyết, hít dịch dạ dày và chấn thương nặng. Và khi hệ thống miễn dịch tăng lên có thể xảy ra cơn bão Cytokin.

2 Bac Si Canh Bao Dau Hieu Quan Trong Cho Thay F0 Bat Dau Buoc Vao Giai Doan Nguy Hiem

Điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại TP HCM.

Thời gian nguy hiểm của F0

Khi mắc Covid-19, bác sĩ Thảo cho biết người bệnh sẽ bước qua giai đoạn triệu chứng không đặc hiệu như sốt, đau cơ, mỏi mệt, mất khứu giác, sau đó bệnh nhân cắt sốt. Giai đoạn này diễn ra từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5. Thực tế, đây chính là khoảng thời gian an toàn cho người bệnh nhưng đa số người bệnh lại lo lắng ở giai đoạn này.

Đa số là bệnh nhân khỏi bệnh và có 20% chuyển nặng ở giai đoạn sau. Chính vì vậy từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 11 là giai đoạn nguy hiểm có thể khiến bệnh nhân dễ tử vong nhất.

Bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng tổn thương phổi và xuất hiện hiện tượng rối loạn đông máu, SpO2 giảm, sau đó có thể rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp (ARDS).

Vì vậy, trong giai đoạn này, nếu SpO2 tụt giảm, người bệnh cần xác định là bắt đầu giai đoạn nguy hiểm. Theo BS Thảo, thời gian an toàn tuyệt đối với người nhiễm bệnh là sau 28 ngày kể từ ngày có sốt.

2 điều cần nhớ

Trong giai đoạn dịch hiện nay, bác sĩ Thảo tư vấn F0 cần nhớ 2 điều:

Thứ nhất, F0 phải có thuốc dự trữ theo danh sách Sở Y tế, liên hệ với 1 bác sĩ online để bác sĩ theo dõi. Mấy ngày đầu là thời kỳ virus tăng sinh, người bệnh có triệu chứng mệt mỏi, có thể có dấu hiệu bội nhiễm. Vì vậy, nếu được bác sĩ theo dõi và kê toa thuốc đúng ngay từ đầu thì sẽ tốt hơn.

Thứ hai, cần tăng cường miễn dịch: tăng cường vitamin C, nếu 1 ngày uống 500 mg thì có thể lên tới 2000 mg cho F0. Vitamin D2 có thể tăng lên gấp 2, gấp 3 vì vitamin tăng miễn dịch, ức chế tăng sinh virus. Kẽm bình thường uống 10 – 20 mg/ngày nhưng khi là F0 cần cho liều dưới 50 mg/ngày.

Bệnh nhân phải cố gắng ăn uống đủ chất, đủ bữa dù không muốn ăn.

Bác sĩ Thảo lưu ý người bệnh nên mua thuốc kháng đông để phòng trường hợp tăng nặng mà chưa đến được bệnh viện. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu nặng thì bệnh nhân cần tìm cách đến với bác sĩ sớm để được tư vấn đúng. Như vậy, nguy cơ trở nặng sẽ thấp hơn rất nhiều - BS Tháo khuyến cáo.

Ngọc Anh

Nguồn: doanhnghieptiepthi.vn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC