Bệnh cảm mạo phong hàn xảy ra khi thời tiết lạnh, thay đổi đột ngột và cơ thể chưa kịp thích ứng với sự thay đổi đó. Bằng cách ngâm chân sẽ giúp cơ thể ấm áp và phong hàn bị đẩy lùi.
Cảm mạo phong hàn là cơ thể cảm nhiễm phải tà khí phong hàn. Khi thời tiết thay đổi trái thường, cơ thể không thể thích nghi kịp, tà khí (phong, hàn) sẽ thừa cơ xâm nhập vào cơ thể mà sinh ra bệnh.
Trương Cảnh Nhạc cho là bệnh thương phong gốc là ngoại cảm, nếu tà nặng vào sâu ở kinh lạc là bệnh thương hàn, nếu tà nhẹ mà ở nông chỉ phạm da lông là bệnh thương phong.
Du căn Sơ cũng cho là cảm hàn là bệnh nhỏ chỉ ở da lông không vào kinh lạc.
Cảm mạo phong hàn xâm phạm vào da, phế làm mất công năng tuyên giáng của phế, kèm thêm vệ khí bị trở ngại phát sinh ra các chứng: ho, sợ gió, sợ lạnh, nhức đầu, ngạt mũi, mạch phù khẩn.
Trời lạnh dễ bị phong hàn nhập vào cơ thể mà sinh bệnh. (Ảnh: depviet.net.vn)
Khi gặp các triệu chứng: Sốt nhẹ, sợ gió, sợ lạnh nhiều, không mồ hôi, đau đầu, ngạt mũi, chảy mũi, người đau ê ẩm, thì có thể sử dụng các bài thuốc ngâm chân:
Ngâm chân với nước gừng
Nguyên liệu: Lấy 100g gừng tươi ép nước, lại dùng 50g giấm đổ vào trong nước ngâm chân.
Công dụng:
Nước ngâm chân lấy gừng tươi làm vị thuốc chính; phối hợp với giấm để lâu năm; nước nóng giúp thuốc phát tán chứng phòng hàn, hiệu quả nhanh hơn; gừng tươi trị thương hàn, trúng gió, đau đầu.
Khi thuốc dẫn vào phổi và dạ dày qua kinh lạc có thể trừ bỏ hàn khí trong bụng cùng các chất ô uế khác. Ngoài ra, dấm gạo có tác dụng tiêu diệt tương đối mạnh các vi khuẩn độc gây bệnh của cúm.
Đồng thời cũng có tác dụng tiêu diệt 5 loại vi khuẩn gây bệnh đối với con người. Cho nên, tăng cường sử dụng 2 loại thuốc ngâm chân này có hiệu quả trị liệu thiết thực đối với việc phòng và trị phong hàn, cảm mạo.
Ngâm chân giúp khí huyết lưu thông mà hàn tà tự lui. (Ảnh: Hotdeal)
Ngâm chân với lá kinh giới, tía tô
Nguyên liệu:
Dùng 50g phòng phong, 50g kinh giới, 30g lá tía tô, 50g hành củ, 20g ma hoàng, sắc lấy nước để ngâm chân.
Công dụng: Nước ngâm chân sử dụng kinh giới, phòng phong, lá tía tô, ma hoàng có tác dụng phát tán, lưu tán phong hàn, cùng với hành thông dương, tán hàn, trợ giúp công năng tán ôn, trừ bỏ cảm mạo.
Nước ngâm chân với lá bạc hà, tế tân
Nguyên liệu: Lấy 30g bạc hà, 30g gừng tươi, 30g tỏi,15g tế tân, sắc lấy nước rồi ngâm chân.
Công dụng, cách dùng: Nước ngâm chân lấy vị bạc hà để trừ phong; dùng gừng tươi phát tán hàn; tỏi khai khiếu, tế tân tán hàn, lợi khiếu, thông quan.
Bốn vị thuốc này cùng với nước ấm có tác dụng thanh lợi thông khiếu, phát tán phong hàn, cảm mạo có biểu hiện nhức mỏi toàn thân.
Lưu ý
Thời gian ngâm chân không nên quá lâu, hoặc quá ngắn, sẽ không thể phát tán phong hàn. Ngâm chân đến khi thấy mồ hôi phát ra là được. Bởi vì phong hàn là từ ngoài vào, khi mồ hôi toát ra, cái lạnh theo mồ hôi mà phát tán, cơ thể tự nhiên khỏe mạnh.
Sau khi ngâm chân, mồ hôi toát ra, nên chú ý tránh gió lạnh. Bởi vì sau khi ngâm chân các lỗ chân lông nở rộng ra; nếu không chú ý giữ ấm dễ dẫn đến phong hàn xâm nhập vào cơ thể lần nữa, bệnh tình càng nặng hơn. Sau khi ngâm chân không dùng nước lạnh hay uống nước lạnh.
Chú ý lượng nước dùng cho ngâm chân: Lượng nước vừa đủ qua mắt cá chân.
Nguồn: DKN.TV