Một trang báo của Trung Quốc đưa tin về cái chết đáng tiếc của một cậu bé có tên Tiểu Hải (Giang Tây, Trung Quốc). Tiểu Hải ngủ thiếp đi vào ban đêm và ngừng thở. Đến khi bố cậu bé phát hiện ra, người em đã lạnh ngắt, lý do đằng sau khiến nhiều gia đình phải thức tỉnh.

Tiểu Hải là cháu độc nhất trong gia đình nên được cả gia đình chiều chuộng chăm chút chuyện ăn uống từng chút một. Từ ngày còn sơ sinh, cậu bé đã mập hơn các em bé cùng tháng tuổi.

Gia đình Tiểu Hải rất tự hào, cho rằng con mình nặng hơn con nhà khác. Cũng giống như nhiều gia đình, họ nghĩ con lớn lên sẽ không béo vì, cho rằng sau này nó “dài người” ra là vừa.

42 1 Be Trai Di Ngu Binh Thuong Roi Ngung Tho Giua Dem Bo Me Nga Guc Khi Biet Thu Pham

Chỉ mới 4 tuổi, chu vi vòng bụng của Tiểu Hải đã đạt 81cm, chỉ số BMI 35 vượt quá tiêu chuẩn và được phân loại béo phì.

Như thường lệ, Tiểu Hải ngủ đúng giờ như mọi ngày. Nhưng sáng hôm sau, gia đình như chết lặng vì cậu bé đã ngừng thở từ lâu, thân thể lạnh toát.

42 2 Be Trai Di Ngu Binh Thuong Roi Ngung Tho Giua Dem Bo Me Nga Guc Khi Biet Thu Pham

Kết quả kiểm tra cho thấy cậu bé bị mỡ máu, huyết áp cao, gan nhiễm mỡ và tai nạn khiến Tiểu Hải qua đời là do hội chứng ngưng thở khi ngủ vì béo phì.

Béo phì ở trẻ em có liên hệ chặt với béo phì ở trẻ sơ sinh. Ngay từ khi con mới 0-24 tháng tuổi, cha mẹ đừng nghĩ béo mập là khỏe. Theo nghiên cứu, một đứa trẻ thừa cân lúc 6 tháng tuổi thì khả năng béo phì ở tuổi trưởng thành là 14%. Nếu 7 tuổi mà béo phi, xác xuất trưởng thành béo phì lên đến 41%.

Thậm chí, một đứa trẻ ngày xưa béo, lớn lên có gầy đi nhưng số lượng tế bào mỡ trong cơ thể chưa giảm thì cũng rất dễ dàng tăng cân trở lại. Cuộc sống sẽ luôn bị ám ảnh bởi chữ “béo”.

Liệu có còn cha mẹ, ông bà nào ham muốn cháu to béo quá tuổi nữa không? khi em bé Tiểu Hải xấu số này là một ví dụ cho sự thiếu hiểu biết của gia đình.

Các nguy cơ khi trẻ bị béo phì

Béo phì mang đến rất nhiều hệ lụy và nguy cơ tiềm ẩn như: dậy thì sớm, huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, hội chứng ngưng thở khi ngủ và các bệnh chuyển hóa khác.

 Trẻ em bị béo phì có nguy cơ tăng huyết áp gấp 3,3 lần; nguy cơ tiểu đường 2,7 lần; rủi ro IQ thấp, chức năng miễn dịch thấp và dậy thì sớm hơn so với trẻ em bình thường.

Gia đình cần theo dõi bảng cân nặng WHO này để đảm bảo cân nặng con nằm trong mức chuẩn

BẢNG CÂN NẶNG VÀ CHIỀU CAO CỦA TRẺ TRAI VIỆT NAM 2018 DƯỚI 5 TUỔI

42 3 Be Trai Di Ngu Binh Thuong Roi Ngung Tho Giua Dem Bo Me Nga Guc Khi Biet Thu Pham

BẢNG CÂN NẶNG VÀ CHIỀU CAO CỦA TRẺ GÁI VIỆT NAM 2018 DƯỚI 5 TUỔI

42 4 Be Trai Di Ngu Binh Thuong Roi Ngung Tho Giua Dem Bo Me Nga Guc Khi Biet Thu Pham

Làm thế nào để giảm cân ở trẻ béo phì

Không cho con ăn vặt

Ăn thức ăn nhẹ, tránh thực phẩm chiên dầu mỡ, ăn nhiều rau quả. Rảu quả không chỉ có thể giảm cân mà còn giúp phát triển thể chất của trẻ, thêm các vitamin cần thiết, khoáng chất và nguyên tố vi lượng.

Nuôi dưỡng thói quen nhai từ từ, ăn một bữa ăn trong khoảng 25 phút.

Cho trẻ vận động, tập thể dục và vui chơi ngoài trời nhiều.

Cho trẻ uống nhiều nước lọc và ít nước ngọt có ga.

Cho con ăn ba bữa một ngày.

Minh Đức (T/h)

Nguồn: DKN.tv




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC