Bữa sáng là bữa ăn vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu bỏ ăn sáng sau đó ăn thật nhiều vào bữa trưa sẽ khiến cho lượng đường trong máu dao động lớn, dễ gây nên các biến chứng. Hơn nữa nếu không ăn sáng trong thời gian dài cũng dễ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm.
Dấu hiệu đường huyết tăng cao bao gồm:
1. Vết thương khó lành.
2. Dễ buồn ngủ sau bữa ăn.
3. Ngứa da không rõ lý do.
4. Tê và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.
5. Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều vào đêm thường xuyên.
6. Mệt mỏi, suy nhược và bơ phờ.
7. Mất thị lực và mờ mắt không rõ lý do.
8. Thường xuyên cảm thấy đói và ăn nhiều hơn.
9. Lượng thức ăn vẫn bình thường hoặc tăng lên, nhưng lại bị sụt cân.
Nếu không đường huyết sẽ dao động cực lớn trong ngày. Điều này dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, thần kinh.
1. Ăn sáng quá muộn
Bác sĩ Li cho biết, nhiều bệnh nhân tiểu đường thức dậy khá trễ vì vậy họ thường ăn sáng muộn sau 9-10 giờ. Bên cạnh đó, có không ít người cho rằng ăn sáng sẽ làm lượng đường trong máu tăng, vì vậy họ đã bỏ ăn sáng luôn.
Đây thực sự là những quyết định sai lầm. Bởi ăn sáng có thể cung cấp đầy đủ năng lượng cho các hoạt động thể chất vào ban ngày. Ăn sáng giúp người bệnh kiểm soát cơn đói, giúp duy trì đường huyết ổn định suốt buổi sáng và thậm chí cả ngày.
Ăn sáng quá muộn, thậm chí bỏ cả bữa sáng rất dễ dẫn đến hạ đường huyết, càng dễ gây rối loạn nhịp sinh học của chế độ ăn uống. Lượng đường trong máu lên xuống và dao động rất nhiều, càng làm tổn thương tuyến tụy.
Bác sĩ cho hay, bữa sáng nên ăn lúc 7-8 giờ, muộn nhất là 8h30 phút, không nên ăn muộn hơn.
2. Thích ăn thực phẩm giàu chất béo và nhiều đường vào bữa sáng
Nhiều người thích ăn bánh rán, trái cây vào bữa sáng. Tuy nhiên, thành phần chính của bánh là bột mì, chứa nhiều carbohydrate và có chỉ số đường huyết cao. Hơn nữa, bánh rán rất giàu chất béo và hàm lượng calo cao; còn trái cây thì chứa nhiều đường. Nếu không chú ý sẽ dùng quá liều lượng, khiến lượng đường trong máu vượt khỏi tầm kiểm soát.
Một số bệnh nhân tiểu đường lựa chọn các loại bánh quy được dán nhãn là "không đường". Nhưng dù không có đường đi chăng nữa thì số bánh này cũng có tinh bột, hoặc có thể có thêm bơ thực vật, kem thực vật... cũng sẽ nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu.
3. Thích ăn những thức ăn có độ hồ hóa cao như cháo, bún, mì
Cơm, cháo, mì, bún tuy rất ngon nhưng không phù hợp cho người tiểu đường vì chúng có độ hồ hóa cao, đặc biệt dễ tiêu hóa và hấp thu. Nếu ăn quá nhiều có thể thúc đẩy lượng đường trong máu tăng đột biến.
Người tiểu đường có thể ăn tinh bột nhưng nên ăn theo lời khuyên của bác sĩ. Với bún, mì có thể lựa chọn ăn nhiều rau hơn để cân bằng.
4. Ăn quá nhiều lạc
Vì lạc là thực phẩm có dầu nên người tiểu đường không phù hợp để ăn nhiều trong bữa sáng. Nếu ăn nhiều lạc có thể làm đường huyết không ổn định, tăng lipid máu, tăng gánh nặng cho cơ thể.
Vào bữa sáng người tiểu đường nên ăn gì?
1. Các loại rau xanh như rau cải, mướp đắng
Rau không chỉ giàu giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, còn rất giàu chất xơ, không chỉ cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể mà còn thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, rất hữu ích để giảm táo bón và loại bỏ độc tố. Người bệnh tiểu đường có thể chọn súp lơ, mướp đắng, rau muống, cà chua, hành tây,… đều có tác dụng hạ đường huyết.
2. Ăn yến mạch
Bột yến mạch là thực phẩm ăn sáng rất phổ biến, vô cùng bổ dưỡng và có tác dụng đặc biệt trong việc giảm lượng đường trong máu. Lý do là vì bột yến mạch rất giàu chất xơ hòa tan, có thể làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu. Nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, khi chọn yến mạch thì tốt nhất không nên chọn yến mạch ăn liền, mà nên chọn yến mạch nguyên hạt.
Theo Tổ quốc