Người bị viêm khớp: Việc ăn quá quá nhiều cà chua có thể gây đau khớp. Nguyên nhân là do trong cà chua chứa solanine, chất kiềm gây tích tụ canxi trong các mô. Chất này tích tụ quá nhiều có thể gây viêm, đau và sưng ở khớp. Ảnh minh họa
Người bị các vấn đề về dạ dày: Cà chua chứa nhiều axit, ăn nhiều có thể gây trào ngược, ợ nóng. Những người mắc viêm dạ dày hoặc trào ngược thực quản không nên ăn cà chua. Ảnh minh họa
Người có vấn đề về thận: Cà chua rất giàu oxalate. Đây là hợp chất rất khó chuyển hóa nếu tiêu thụ quá mức. Cùng sự tích tụ canxi trong các mô, điều này có thể dẫn đến sỏi thận. Ngoài ra, hàm lượng kali dồi dào trong cà chua cũng có thể làm suy giảm chức năng của thận. Ảnh minh họa
Người dễ bị dị ứng: Trong cà chua có chứa hợp chất histamine, giúp tăng cường miễn dịch để chống lại các tác nhân xấu bên ngoài. Điều này thường gây ra các phản ứng dị ứng như phát ban, sưng lưỡi, mặt, hắt hơi, kích thích cổ họng... Ảnh minh họa
Người mắc bệnh tự miễn dịch: Cà chua thuộc nhóm họ cà. Các hợp chất alcaloid trong cà chua có thể làm nặng thêm tình trạng viêm trong cơ thể. Điều này đặc biệt gây hại đối với những người mắc các bệnh tự miễn. Rất nhiều người mắc bệnh này đã loại bỏ nhóm thực phẩm họ cà ra khỏi chế độ ăn và khẳng định sức khỏe của họ được cải thiện rất nhiều. Ảnh minh họa
Người mắc vấn đề về tiết niệu: Thực phẩm giàu axit như cà chua có thể kích thích bàng quang. Nếu bạn bị đi tiểu không tự chủ hoặc các vấn đề về tiết niệu, tốt nhất là nên tránh hoặc cắt giảm các thực phẩm này. Ảnh minh họa
Người mắc hội chứng đổi màu da: Lycopene là một loại sắc tố có trong cà chua và các loại thực phẩm khác. Khi được tiêu thụ với số lượng phù hợp, chất này rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều cà chua sẽ gây hiện tượng đổi màu da được gọi là lycopenodermia. Ảnh minh họa./.
Nguồn: VOV.VN