Lá ngải cứu phổ biến trong mọi gia đình, mọi miền quê nên rất dễ mua. Mặc dù rẻ tiền nhưng lại có nhiều tác dụng quý giá, được Đông y đánh giá rất cao. Lá ngải cứu có thể dùng điều trị các bệnh như đau nhức xương khớp, đau đầu, đau bụng,… với cách làm đơn giản và hiệu quả.

Sau đây là cách sử dụng bạn nên tham khảo.

42 1 Cac Bai Thuoc Chua Dau Nhuc Xuong Khop Dau Dau Dau Bung Bang Cay Ngai Cuu

 

Ngải cứu – rau ăn, thuốc quý

Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (Mông), co linh li (Thái)… Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình. Ngải cứu là cây quen thuộc trong nhân dân bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

42 2 Cac Bai Thuoc Chua Dau Nhuc Xuong Khop Dau Dau Dau Bung Bang Cay Ngai Cuu

Bộ phận dùng làm thuốc cành và lá ngải cứu, có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc.

Lá ngải cứu còn được Đông y gọi là Ngải khao, vốn chỉ là một loài rau dại nhưng sau đó được nghiên cứu và sử dụng như một loại dược liệu quý, được gọi là “rau của bậc Danh y”. Ngải cứu được người dân Châu Á sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày.

Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, ấm, khi ăn sẽ tác động chính vào 3 kinh mạch là tì, gan và thận. Nghiên cứu cho thấy lá ngải cứu có thể làm giảm hàn trừ ẩm, ấm kinh và cầm máu. Rất phù hợp dùng cho những người hay bị mất máu, đau bụng, đau bụng kinh, tử cung chảy máu, các bệnh phụ khoa khác.

Các bài thuốc từ lá ngải cứu

1.Chữa đau nhức xương khớp

– Chữa đau thắt lưng:

Người đau thắt lưng chỉ cần rang muối với ngải cứu rồi gói vào một chiếc khăn mỏng, đắp lên lưng trước khi đi ngủ, cơn đau sẽ dịu dần. Để tránh bị bỏng, hãy lót một chiếc khăn mỏng lên lưng trước khi chườm hỗn hợp ngải cứu. Lưu ý: Hỗn hợp này nguội nên rang nóng lại rồi tiếp tục đắp. Hỗn hợp này cũng hiệu quả với người đang bị đau lưng do mang thai, nếu được thực hiện thường xuyên.

42 3 Cac Bai Thuoc Chua Dau Nhuc Xuong Khop Dau Dau Dau Bung Bang Cay Ngai Cuu

Dùng ngải cứu và muối chữa đau thắt lưng (Ảnh minh họa)

– Chữa đau nhức cột sống do vôi hóa cột sống:

Theo lương y Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, để chữa đau nhức cột sống, hãy lấy một nắm lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, sau đó trộn với một ít giấm và đun nóng. Bọc hỗn hợp này trong một chiếc khăn mỏng rồi xoa dọc vị trí đau trong khoảng 15 phút. Duy trì như vậy trong khoảng từ 2 đến 3 tuần, cơn đau sẽ hết. Để phát huy hiệu quả triệt để, nên duy trì khoảng 2 tháng.

– Đau nhức xương:

Không chỉ đắp ngoài da, ngải cứu còn được giã lấy nước cốt uống. Người bị đau nhức xương, lấy ngải cứu rửa sạch với nước muối pha loãng, giã nát rồi chắt lấy nước, thêm 2 thìa mật ong vào uống ngày 2 lần. Thực hiện như vậy liên tục trong 2 tuần, cơn đau nhức sẽ giảm hẳn.

Tuy nhiên, cần cẩn thận liều uống vừa đủ nước ngải cứu giã nát. Uống quá nhiều có thể làm cho niêm mạc da bị nóng rát, ửng đỏ, họng có cảm giác khô, rát, thậm chí đau bụng, buồn nôn, nôn…

Nhiều nghiên cứu cho thấy tinh dầu ngải cứu ngoài tác dụng chữa bệnh còn có một ít độc tố. Ăn hoặc uống nhiều nước ngải cứu có thể dẫn tới hiện tượng chân tay run, giật, thậm chí viêm gan, vàng da, gan to… Do vậy không nên lạm dụng các phương pháp giảm đau bằng ăn hoặc uống nước ngải cứu.

2.Phòng chống lạnh, điều hòa khí huyết

Có nhiều người có thể trạng hư hàn, thân nhiệt thấp, lúc nào cũng cảm thấy lạnh. Một nhóm người khác cơ thể dư thừa độ ẩm, hay phù thũng. Theo Đông y, ngải cứu có tác dụng rất mạnh trong việc loại bỏ hàn lạnh.

42 4 Cac Bai Thuoc Chua Dau Nhuc Xuong Khop Dau Dau Dau Bung Bang Cay Ngai Cuu

Ngâm chân bằng nước đun lá ngải cứu (Ảnh: Internet)

Dùng lá ngải cứu để ngâm chân có tác dụng cải thiện hệ tuần hoàn, lưu thông khí huyết, giúp loại bỏ lượng nước dư thừa trong cơ thể, tác động tới 20 dòng kinh mạch trên cơ thể và điều hòa âm dương trở về trạng thái cân bằng.Khi khí huyết khỏe mạnh thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, do đó khí hàn lạnh cũng tự nó tiêu tan.

Đối với tác dụng loại bỏ hàn lạnh, kiến nghị mọi người thường xuyên ngâm chân hoặc dùng cách hơ nóng lá ngải cứu đắp vào chân để tăng cường hiệu quả.

3.Chữa đau đầu

Lá ngải cứu non, tươi 150g, trứng gà 2 quả.

Cách làm: Lá ngải cứu rửa sạch để ráo thái nhỏ. Cho trứng vào đánh tan cùng với lá ngải cứu đã thái nhỏ, thêm gia vị đem rán với dầu ăn. Ngày làm 1 lần vào buổi sáng hoặc tối.

42 5 Cac Bai Thuoc Chua Dau Nhuc Xuong Khop Dau Dau Dau Bung Bang Cay Ngai Cuu

Ăn khi còn nóng. Dùng liên tục trong 7-10 ngày. Hoặc mỗi tháng nên ăn trong 10 ngày có công hiệu giúp lưu thông máu lên não. Bài thuốc này dễ làm và có hiệu quả tốt để trị chứng đau đầu.

4.Trị chứng đau bụng do lạnh

Trị chứng đau bụng do lạnh: Ngải cứu tươi 100g, thịt thăn lợn 100g.

Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, thịt nạc lợn băm nhỏ, xào qua, cho gia vị vừa đủ, cho khoảng 1 bát nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào.

Canh sôi khoảng 5 phút bắc ra ăn ngay hoặc có thể dùng làm canh ăn với cơm. Dùng liên tục trong 2 ngày. Hoặc lá ngải cứu tươi 70g, hơ nóng chườm bụng. Ngày làm 2-3 lần.

5.Giúp tăng cường sức khoẻ cho phụ nữ sau sinh

Ngải cứu tươi 200g, táo đỏ, ý dĩ, câu kỷ tử, hạt sen, tam thất, mỗi vị 10g, gà ri 1 con.

Cách làm: Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong bụng gà, cho gà vào nồi, đổ xâm xấp nước, cho gia vị vừa đủ, đun cho đến khi gà mềm nhừ. Nên ăn nóng.

Một tuần ăn 1 lần. Bài thuốc này giúp cơ thể khoẻ mạnh, xương cốt dẻo dai.

 

Nguồn: Phụ nữ Online

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC