Ảnh minh họa: Quenet-torrent
Những biểu hiện đó cũng hay xuất hiện ở các ca rối loạn tiêu hóa nên bệnh nhân hay bỏ qua. Bởi vậy, khi nhiều người phát hiện bị ung thư dạ dày, mọi chuyện thường đã quá muộn.
Các dấu hiệu cần lưu tâm
- Giảm cân đột ngột, mất cảm giác thèm ăn: Tiến sĩ Kevin El-Hayek nói: “Mọi người không còn thấy đói, cân nặng sụt giảm không mong muốn. Đó có lẽ là triệu chứng đáng lo ngại nhất".
- Rất mệt mỏi: Tình trạng này có thể do bệnh nhân bị mất máu, cùng với giảm cân, là dấu hiệu của ung thư. Thiếu máu, số lượng tế bào hồng cầu thấp, là nguyên nhân khiến người bệnh kiệt sức.
- Khác lạ khi đi vệ sinh: Có máu trong phân, tiêu chảy tái phát nhiều lần, táo bón.
- Cảm thấy no ngay cả khi chỉ ăn một lượng nhỏ.
- Buồn nôn hoặc bụng khó chịu kéo dài.
Tiến sĩ El-Hayek khuyên: “Đây là tất cả những dấu hiệu cho thấy bạn cần đến gặp bác sĩ để xem có cần phải kiểm tra thêm hay không”. Hầu hết các triệu chứng này do nguyên nhân khác, nhưng tốt nhất, bạn nên đi kiểm tra để nếu cần điều trị, bạn có thể chữa càng sớm càng tốt.
Tiến sĩ El-Hayek cho biết, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở Mỹ đang giảm do phát hiện vi khuẩn HP dễ dàng hơn. Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm mạn tính cho niêm mạc dạ dày dẫn tới ung thư.
Các biểu hiện là cơn đau âm ỉ và nhức nhối sau khi ăn, buồn nôn, đầy bụng, ợ hơi, sụt cân và chán ăn. Bên cạnh đó, nhiều người nhiễm khuẩn HP không có bất kỳ triệu chứng nào.
Khi đó, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh, loại bỏ viêm nhiễm, giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Các yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư dạ dày là hút thuốc, nam giới, tuổi cao, thừa cân, béo phì, từng phẫu thuật u ở dạ dày, gen bất thường, ăn nhiều thực phẩm hun khói, chứa nhiều muối, tiền sử gia đình.
Tiến sĩ El-Hayek đưa ra cách giảm rủi ro mắc ung thư dạ dày: “Chúng ta hiện đang ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và không lành mạnh. Chúng ta cần phải quay trở lại chế độ ăn sạch hơn, nhiều rau tươi, ít trái cây và ít thịt, đặc biệt là thịt đã qua chế biến”.
An Yên (Theo Cleveland Clinic)
Nguồn: Vietnamnet.vn