Mỡ máu là một trong những nguy cơ lớn nhất tấn công sức khỏe tim mạch, từ đó dẫn đến các bệnh về mạch máu não, đột quỵ.
Việc loại bỏ mỡ và làm thông mạch máu là vô cùng quan trọng, cần thiết ngay cả đối với người trẻ tuổi. Trong các thành phần mỡ máu, cholesterol, lipoprotein, apoprotein và triglycerid đóng một vai trò hết sức quan trọng, đáng quan tâm nhất là cholesterol và triglycerid.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này trong đó có chế độ dinh dưỡng. Muốn điều chỉnh lượng cholesterol và triglycerid, cần duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Vậy những loại thực phẩm nào là nguyên nhân gây bệnh?
Các loại thực phẩm làm tăng mỡ máu
1. Thực phẩm giàu chất béo
Trong các loại thực phẩm này chứa rất nhiều axit béo bão hòa. Nếu thường xuyên ăn chúng trong thời gian dài, chất béo sẽ đọng lại trên thành mạch máu làm tăng độ nhớt của máu. Nếu trong cơ thể có quá nhiều axit béo có thể làm cho máu đông lại dễ có nguy cơ hình thành huyết khối trong não.
Lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày tốt nhất nên kiểm soát ở mức dưới 30% tổng năng lượng, đặc biệt lượng axit béo bão hòa có thể hấp thụ tốt nhất dưới 7%. Nên kiểm soát lượng thức ăn giàu chất béo trong bữa ăn hằng ngày, có thể ăn ít hoặc không ăn.
2. Thực phẩm nhiều đường
Đường trắng, đường nâu và các loại điểm tâm là những thực phẩm có nhiều đường. Sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành chất béo thúc đẩy mỡ máu tăng lên, từ đó gây ra béo phì và xơ cứng động mạch. Chúng ta nên ăn một số loại ngũ cốc thô có hàm lượng chất xơ cao có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu như gạo lứt, kê, yến mạch…
Các món bánh ngọt điểm tâm là một trong những nguyên nhân làm mỡ máu tăng cao. (Ảnh: kknews.cc)
3. Thực phẩm cholesterol cao
Mặc dù cholesterol là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong cơ thể, nhưng không thể ăn quá nhiều. Các loại thực phẩm giàu cholesterol là: Nội tạng động vật, trứng cá muối và lòng đỏ trứng. Những “cholesterol xấu” đó sẽ làm tăng hàm lượng chất béo trung tính của cơ thể, làm mỡ máu trở nên bất thường, máu dính hơn, sự lưu thông máu bị chậm lại và thậm chí gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn tới nhiều bệnh lý về tim và mạch máu não. Do đó, những người mỡ máu cao không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này.
4. Rượu
Những người mỡ máu cao muốn bảo vệ sức khỏe không nên uống rượu. Nó có thể làm tăng triglycerides trong máu vì kích thích gan sản xuất thêm axit béo. Theo Đông y rượu có thể sinh thấp nhiệt, những người uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh gan nhiễm mỡ.
5. Thịt
Những thực phẩm như: Thịt lợn, thịt gà, hay xúc xích, thịt xông khói, sẽ có tác động không tốt cho người bị máu nhiễm mỡ bởi trong nó chứa nhiều chất béo và cholesterol xấu.
6. Tôm
Khi đang mắc chứng cholesterol cao, các loại sản phẩm như cá hay hải sản thường được cân nhắc cho vào thực đơn. Theo nghiên cứu, kể cả khi không sử dụng chất béo để nấu tôm, nó cũng có thể cung cấp tới 190mg cholesterol cho một phần ăn tôm.
7. Bơ thực vật
Bơ thực vật chứa nhiều chất béo no hơn bơ chế biến, đây là một trong những khắc tinh của bệnh mỡ máu. (Ảnh: giadinh.blog)
Bơ thực vật hay còn được gọi là margarine, bơ này làm từ dầu thực vật, không chứa cholesterol, tuy nhiên nó lại có nhiều chất béo chưa no hơn bơ. Không phải tất cả các loại margarine đều tốt cho sức khỏe, nhiều loại có tác dụng xấu hơn cả bơ khi chế biến.
Giảm mỡ máu và đánh tan mỡ thừa như thế nào?
1. Ăn nhiều trái cây và rau quả
Nếu phần lớn lượng calo của bạn được nhận từ những nguồn trái cây và rau quả sẽ làm cho bạn qua được cơn đói và tránh xa các lựa chọn không lành mạnh. Những thực phẩm giúp giảm mỡ máu hiệu quả là ngô, khoai tây, trà xanh, sữa, bí ngô, dưa chuột, cà tím, táo… Hãy chú ý đến việc nấu dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu ngô, dầu ô liu, dầu hạt lanh.
2. Bổ sung tỏi, hành tây
Tỏi có thể làm giảm lượng cholesterol trong huyết thanh cũng như triolein. Sản phẩm sinh ra từ hai lần trao đổi chất của allicin – methacryloyl trisulfide chứa trong tỏi có tác dụng kết hợp chất T42 ngăn chặn đông máu, có thể phòng huyết khối. Tỏi còn có tác dụng chữa béo phì.
Trong hành tây có chứa các hợp chất hóa học như allin vòng và methionine, hỗ trợ làm tan huyết khối. Hành tây gần như không có chứa chất béo, có thể ức chế cholesterol tăng cao do ăn thực phẩm có nhiều chất béo, giúp cải thiện xơ vữa động mạch. Thành phần chromium trong củ hành giúp làm giảm nồng độ đường trong máu, giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.
3. Sử dụng yến mạch và các loại ngũ cốc thô
Trong yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan rất tốt cho người mỡ máu cao. (Ảnh: chinatimes.com)
Yến mạch có tác dụng giảm cholesterol và mỡ máu. Nó và các loại ngũ cốc thô nguyên hạt có nhiều chất xơ hòa tan. Loại chất xơ này cơ thể dễ hấp thu và chứa ít calo, vừa có lợi cho việc giảm cân, lại vừa phù hợp với nhu cầu điều trị của người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp và tiểu đường.
4. Thường xuyên ăn các chế phẩm từ đậu nành
Nên ăn nhiều sản phẩm từ đậu nành, vì chúng không chứa cholesterol. Protein đậu nành có thể làm giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần trong huyết thanh, nồng độ lipoprotein mật độ thấp và chất béo trung tính.
5. Bổ sung rong biển
Được gọi bằng cái tên đẹp đẽ “loài rau của biển”, rong biển có chứa lượng calo và chất béo thấp, nhờ vậy mà được nhiều người quan tâm, một số loại rong biển có tác dụng giảm mỡ máu. Trong rong biển có chứa nhiều chất xơ dạng keo có thể giảm cholesterol trong huyết thanh một cách rõ rệt. Rong biển còn chứa nhiều hoạt chất đặc biệt có tác dụng giảm huyết áp, mỡ, đường và ung thư…
6. Tăng cường vận động
Tăng cường vận động, thể dục thể thao đều đặn hàng ngày với cường độ phù hợp, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, từ 5 – 7 ngày trong tuần.
Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch
Nguồn: DKN.tv