Nấu nướng không đúng cách sẽ làm giảm dinh dưỡng của thực phẩm đi rất nhiều, thậm chí còn sinh ra nhiều chất gây ung thư.
4 thói quen khi nấu ăn dễ gây ung thư
1. Chỉ nấu thực phẩm khi chảo dầu đang bốc khói
Khi chảo dầu đang bốc khói, nhiệt độ dầu thường đạt trên 200℃, nếu cho thực phẩm vào nồi lúc này, nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ bị phá hủy. Các vitamin tan trong chất béo có trong dầu cũng bị phá hủy. Cách làm này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu mà còn dễ dàng sản sinh ra một lượng lớn chất gây ung thư, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Một chuyên gia dinh dưỡng cho biết, dầu đun nóng sinh ra khói mỏng, tuy không thể đánh đồng tuyệt đối với điểm biến chất của dầu, nhưng nếu nhiệt độ dầu ăn quá cao, dầu ăn và thực phẩm sẽ sinh ra các gốc tự do, ăn vào có thể dẫn đến ung thư.
Khi nấu thức ăn, nhiệt độ dầu nên được kiểm soát trong khoảng 140 ℃ ~ 160 ℃. (Shutterstock)
Nhiệt độ mà dầu bắt đầu bốc ra khói trắng khi được đun nóng chính là "điểm bốc khói" của dầu. Các loại dầu khác nhau có điểm bốc khói khác nhau. Mỗi loại dầu đều có những đặc tính riêng, một số thích hợp để chiên ở nhiệt độ cao, một số thích hợp để nấu ở nhiệt độ thấp, và một số chỉ có thể giữ lại hoàn toàn chất dinh dưỡng trong dầu khi chúng nguội.
Nếu một loại dầu không thích hợp với nhiệt độ quá cao thì dầu sẽ bị oxy hóa và biến chất, sinh ra một số lượng lớn các gốc tự do, ăn vào sẽ có hại cho gan và các cơ quan tiêu hóa. Sử dụng dầu đúng cách mới có thể đảm bảo sức khỏe.
Khi nấu thức ăn, nhiệt độ dầu nên được kiểm soát trong khoảng 140℃ ~ 160℃. Cho dầu vào nồi, dùng đũa đảo đều lên, khi thấy có bọt khí xung quanh thì bạn cho nguyên liệu vào nồi.
2. Nấu xong không rửa nồi mà nấu ngay món tiếp theo
Nhiều người cố gắng tránh rắc rối, sau khi nấu xong món đầu tiên, kiểm tra thấy nồi vẫn tương đối sạch sẽ liền cho món tiếp theo vào nấu luôn. Điều này là không phù hợp và rất có hại cho sức khỏe con người. Vì bã thức ăn và chất béo được đun nóng trở lại ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra một lượng lớn benzopyrene và các chất gây ung thư mạnh khác. Đặc biệt, khi nấu các món ăn có chứa chất đạm và chất béo, tỷ lệ phát hiện benzopyrene trong nồi là cao nhất.
Sau khi nấu xong mỗi món ăn, tốt nhất bạn nên rửa sạch nồi hoàn toàn. (Shutterstock)
Benzopyrene là một chất gây ung thư mạnh được quốc tế công nhận, có thể tích tụ trong cơ thể người và gây ra ung thư ruột kết và ung thư dạ dày. Ngoài ra, một số axit amin tạo nên protein bị cháy xém và có thể tạo ra chất gây ung thư có hại là aflatoxin.
Vì vậy, sau mỗi món ăn, tốt nhất bạn nên rửa sạch nồi hoàn toàn. Điều này có thể làm giảm sự phát sinh các chất độc hại, đồng thời cũng tránh để dư lượng và gia vị của món ăn đầu tiên ảnh hưởng đến hương vị của món ăn thứ hai.
Đáy nồi thường bị dính nước canh vô tình bị trào ra khi đổ món ăn ra bát đĩa, nếu không được làm sạch sẽ đọng lại dưới đáy, làm ô nhiễm bếp và sinh ra mùi hôi.
3. Xào hoặc chiên với dầu thừa
Sau khi dầu được đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra một lượng lớn axit béo chuyển hóa, thậm chí sinh ra một số chất độc hại. Vì vậy, cố gắng không sử dụng lại dầu đã được làm nóng ở nhiệt độ cao để chiên xào thức ăn.
Nếu không muốn vứt bỏ, bạn có thể dùng dầu để hầm hoặc nấu súp.
Những loại dầu này vẫn có thể được sử dụng miễn là tránh chiên xào ở nhiệt độ cao. Ví dụ, nó có thể được sử dụng để làm các món ăn nguội, khi nấu súp rau, bạn cũng có thể thêm một chút dầu thừa vào cuối cùng, đặc biệt là dầu thừa từ thịt chiên và gà, cũng có thể gia tăng thêm một chút hương vị cho món ăn.
4. Tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có hơn 300 chất độc hại trong khói bếp, chủ yếu là andehit, xeton, hydrocacbon, axit béo, hợp chất thơm, xeton, lacton, hợp chất dị vòng, ... Những chất có hại này có độc tính với phổi, độc tính miễn dịch, độc tính gen và có khả năng gây ung thư.
Máy hút mùi có thể hút bỏ các chất độc hại kịp thời, nhưng nó cũng cần có thời gian để loại bỏ khí thải, nếu vừa nấu xong mà tắt máy ngay thì lượng khí thải sinh ra trong quá trình nấu nướng vẫn còn trong bếp.
Sau khi nấu xong, để máy hút mùi tiếp tục chạy trong vòng 3 đến 5 phút và đợi cho hết khí độc hại. Khi nấu ăn, hãy cố gắng đóng cửa bếp và mở cửa sổ để các chất độc hại có thể được đẩy ra khỏi bếp.
4 thói quen nấu nướng không tốt trên đây có thể dẫn đến sự xuất hiện của các chất gây ung thư, hãy cố gắng tránh chúng trong cuộc sống. Ngoài ra, chúng ta nên chú ý đến việc cân đối dinh dưỡng, tránh ăn đồ chiên rán, có thể thay đổi phương pháp nấu và thử dùng phương pháp hấp, luộc.
Nấu ăn lành mạnh và dễ dàng
Kỹ thuật nấu "hấp" thường bị bỏ qua, nhưng đây là cách nấu tốt nhất, nhanh nhất và đơn giản nhất, dùng được cho tất cả các loại rau củ, thịt và trứng.
Kỹ thuật nấu ăn "hấp" thường bị bỏ qua, nhưng đây là cách nấu ăn lành mạnh nhất, nhanh nhất và dễ dàng nhất. (Shutterstock)
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến nghị về việc nấu nướng thực phẩm để giúp mọi người giảm sản sinh chất gây ung thư khi nấu ăn ở nhà, và "hấp" được xếp vào danh sách những cách nấu ăn tốt nhất. "Hấp" ít có khả năng phá hủy thành phần dinh dưỡng của thực phẩm và tốt hơn "luộc", chẳng hạn như nấu động vật có vỏ hoặc rau. Hấp thực phẩm cũng có thể tránh ăn vào lượng calo ẩn, chẳng hạn như hấp salad rau củ mà không cần dầu và chúng ta có thể quyết định có nên rắc một ít dầu óc chó tốt cho sức khỏe sau khi nấu hay không.
Theo nghiên cứu từ Đại học Cornell, đối với các loại rau củ như cà rốt, ớt chuông và bắp cải, hấp có thể giữ lại nhiều chất chống oxy hóa hơn; các vitamin tan trong nước, chẳng hạn như vitamin C và hầu hết các vitamin B-complex, cũng được giữ lại nhiều hơn.
Thanh Hương
Theo NTDTV