Chữa đau đầu bằng một chiếc kẹp, người phụ nữ gây "sốt" MXH và sự thật về phương pháp này

Vài ngày trước, một người dùng Facebook tên Elizabeth Hayes đã chia sẻ một phương pháp kỳ lạ làm giảm bớt chứng đau đầu trên mạng xã hội thu hút gần 300.000 lượt chia sẻ.

Elizabeth Hayes chia sẻ trong bài viết:

"Cái kẹp nhỏ này đã cứu mạng tôi. Tôi bắt đầu bị cơn đau nửa đầu hành hạ từ 12 tiếng trước, đau đến nỗi tôi không thể chịu đựng nổi. Tôi đã cố gắng sử dụng đủ mọi phương pháp và uống thuốc đau nửa đầu thông thường, nhưng đều không có tác dụng.

Sau đó tôi đã lên mạng và nhìn thấy một phương pháp, đó là dùng một cái kẹp để kẹp ở vị trí như trong hình (khoảng cách giữa ngón trỏ và ngón cái). Tôi đã thử và cơn đau đầu thuyên giảm trong vòng một phút và 20 phút sau cơn đau đầu gần như được giải quyết. Mặc dù tôi không biết nguyên lý thần kỳ là gì, nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ với tất cả mọi người”.

42 1 Chua Dau Dau Chi Voi Mot Chiec Kep Thuc Pham

Thông tin về việc làm giảm đau đầu trong một phút đang khiến cư dân mạng chú ý. 

Thực tế, phương pháp đang gây sốc với cư dân mạng nước ngoài là một phương pháp trong y học Trung Quốc. Khu vực trên tay mà cô Elizabeth dùng kẹp để kẹp, chính xác là hổ khẩu, đó chính là huyệt Hợp cốc.

Theo quan điểm của y học Trung Quốc, huyệt Hợp cốc có công hiệu giảm đau và được nhiều các bác sĩ đánh giá cao. Trên lâm sàng bác sĩ thường dùng huyệt Hợp cốc để điều trị đau răng, đau tử cung co thắt, nhức đầu, đau dây thần kinh, đau bụng, đau cánh tay…

42 2 Chua Dau Dau Chi Voi Mot Chiec Kep Thuc Pham

Phương pháp này chính là ấn vào huyệt Hợp cốc để trị đau nửa đầu.

Tuy nhiên các chuyên gia nhắc nhở, phương pháp này không thần kỳ đến như vậy, huyệt Hợp cốc có thể trị “phần cơ bản” của chứng đau nửa đầu, mà không phải là huyệt vị vạn năng chỉ cần ấn một phát là linh nghiệm.

Ngoài ra còn có nhiều loại đau nửa đầu. Không phải tất cả các cơn đau nửa đầu đều có thể thuyên giảm bằng việc ấn huyệt Hợp cốc và hiệu quả của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản chứng đau nửa đầu sẽ được thuyên giảm sau khi ấn huyệt Hợp cốc.

Những huyệt để giảm đau trên cơ thể con người

1. Nhức đầu: Ấn huyệt Liệt Khuyết

42 3 Chua Dau Dau Chi Voi Mot Chiec Kep Thuc Pham

Khi bị trúng gió cảm mạo và đột nhiên đau đầu dữ dội, chúng ta có thể ấn huyệt Liệt khuyết.

Phương pháp: Huyệt liệt khuyết ở cách bề ngoài của cổ tay, kề sau chỗ bắt mạch, chỗ lõm cách phía sau gò xương quay 1 khoát ngón tay. Có thể dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt Liệt khuyết, độ mạnh là khi ấn cảm thấy đau, duy trì ấn trong 3 phút, có thể giảm đau đầu hiệu quả.

2. Đau răng: Ấn huyệt Hợp Cốc

42 4 Chua Dau Dau Chi Voi Mot Chiec Kep Thuc Pham

Huyệt Hợp cốc ngoài việc điều trị chứng đau đầu, đau răng cũng có thể ấn Hợp cốc, đương nhiên vẫn phải khuyên mọi người đến khám nha sĩ kịp thời.

Phương pháp: Khi ấn các huyệt đạo, sử dụng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt Hợp cốc phía tay đối diện. Hãy bấm, giữ 2 giây rồi thả lỏng 1 giây, bấm tiếp như vậy trong 3-5 phút. Khi bấm nên dùng lực 1 chút đủ mạnh, sau đó đổi tay.

Ấn huyệt Hợp cốc để điều trị đau răng phải theo phương pháp ấn chéo, nghĩa là đau răng bên trái thì ấn vào huyệt Hợp cốc phía bên phải và ngược lại. Lưu ý, phụ nữ mang thai khi đau răng không nên dùng phương pháp này.

3. Đau thắt lưng: Ấn huyệt Ủy Trung

42 5 Chua Dau Dau Chi Voi Mot Chiec Kep Thuc Pham

Đau thắt lưng thường biểu hiện như khởi phát đột ngột, đau dữ dội ở phần thắt lưng và rất đau khi nghiêng người, có thể dùng huyệt Ủy trung để trị liệu những cơn đau vùng thắt lưng.

Phương pháp: Huyệt Ủy Trung này nằm ở giữa nếp gấp nhượng chân. Đối với huyệt Ủy Trung, bạn nên tiến hành theo cách ấn 1 lần rồi lại thả 1 lần, đồng thời phối hợp co duỗi chân. Phương pháp kích thích huyệt vị này không chỉ hỗ trợ điều trị đau thắt lưng mà còn có tác dụng giảm tê chân, đặc biệt tốt với những người mắc bệnh ở chân.

4. Đau vai gáy: Ấn huyệt Hậu Khê

42 6 Chua Dau Dau Chi Voi Mot Chiec Kep Thuc Pham

Những nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi lâu làm việc, rất dễ bị đau vai gáy. Có một huyệt vị có thể giải quyết vấn đề đau đốt sống cổ, tác động tốt lên vùng vai gáy, đó là huyệt Hậu khê.

Phương pháp: Khi gấp ngón tay vào bàn tay, sẽ lộ rõ đường chỉ tâm đạo (giống như khe suối = khê), huyệt ở cuối (sau = hậu) của đường vân này, vì vậy gọi là Hậu khê.

Mỗi ngày chỉ cần kiên trì bấm vào huyệt vị này từ 3-5 phút/lần, vào buổi sáng và tối hoặc khi rảnh rỗi, eo sẽ không mỏi, cổ sẽ không đau. Đông y nhấn mạnh rằng dùng trăm lần cũng công hiệu cả trăm lần.

5. Đau chân: Ấn huyệt Thái Bạch

42 7 Chua Dau Dau Chi Voi Mot Chiec Kep Thuc Pham

Nhiều người thường bị đau chân sau khi đi bộ đường dài, lúc này có thể làm giảm đau chân bằng cách ấn huyệt Thái bạch, bạn sẽ cảm thấy cơn đau được thuyên giảm.

Phương pháp: Huyệt Thái bạch là ở chỗ lõm phía sau dưới đầu xương bàn chân thứ 1, nằm trên đường tiếp giáp lằn da gan chân - mu chân ở bờ trong bàn chân. Sử dụng ngón cái hoặc ngón trỏ để day bấm, mỗi lần làm từ 1-3 phút. Có thể làm cả 2 huyệt cùng lúc.

 

Nguồn: Hà Vũ

Khám Phá




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC