Theo các chuyên gia ngày Tết chính là một nỗi ám ảnh lớn cho lá gan. Đây là bộ phận quan trọng của hệ tiêu hoá và nó có thể bị đánh bại trong 1 tháng Tết.
Cấp cứu vì bệnh gan
Sáng 30 Tết, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị xơ gan, vỡ tĩnh mạch thực quản do uống bia rượu quá nhiều.
Thạc sĩ Ngô Đức Hùng – Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết các bệnh nhân này sau khi nhận viện đều chuyển về khoa Tiêu hóa để tiến hành cầm máu. Tuy nhiên, trong những ngày này các bệnh nhân đều có hiện tượng sảng rượu, các bác sĩ rất vất vả để cứu bệnh nhân vừa phải truyền nhiều máu, vừa phải cấp cứu.
Trường hợp của ông Vũ Ngọc Đằng (61 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) vào ngày 30 Tết thấy người mệt mỏi, đau chân, tê bì không đi được nên con ông lo lắng đưa ông vội đi kiểm tra. Qua xét nghiệm bác sĩ phát hiện men gan tăng cao tới 140 UL/L.
Ông Đằng chia sẻ, 3 tháng trước ông có đi kiểm tra được báo men gan tăng. Ông nghĩ men gan tăng là bình thường nên không để ý. Cả tháng cuối năm ông của thả phanh liên hoan, hội họp mà quên đi lá gan của mình đang ốm yếu.
Gan làm việc quá tải ngày Tết
Theo PGS Trịnh Thị Ngọc – Phó Chủ tịch Hội gan mật Việt Nam cho biết gan như một nhà máy có nhiều chức năng, trong đó có chức năng đầu tiên là thải độc. Các chất ăn vào đi qua đường tiêu hóa và được chuyển hóa tại gan, vào những ngày Tết bệnh nhân nhập viện liên quan tới bệnh lý về gan đều tăng.
PGS Ngọc cho biết những người bị men gan tăng thì không nên uống bia rượu. PGS Ngọc cho biết men gan tăng là dấu hiệu cảnh báo tế bào gan đang bị hủy hoại. Vào ngày Tết những món ăn như bia rượu, thực phẩm chiên rán nhiều chính là thủ phạm làm cho men gan tăng vọt.
Những người bị mắc viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C, bị nhiễm HIV men gan tăng so với những người bình thường.
Những triệu chứng cảnh báo men gan tăng cao như dị ứng gây ngứa da, mệt mỏi, thậm chí đau tức hạ vị.
Ngày Tết gánh nặng cho gan
Theo PGS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia ngày Tết người Việt vẫn còn quan niệm ăn Tết và thói quen của người Việt càng làm tăng gánh nặng cho lá gan.
PGS Mai đưa ra các ví dụ như ăn thực phẩm chiên rán, chất béo bão hòa, sản phẩm trung gian quá trình chuyển hóa chất béo làm gan hoạt động nhiều hơn. Vì vậy, mong người Việt thay đổi thói quen này.
Thứ hai, người Việt thích bia và rượu, đối với nhiều người đây là thứ không thể thiếu trong các bữa nhậu, bữa liên hoan. Lá gan chỉ chịu được 2 đơn vị rượu mỗi ngày nếu uống dồn dập gây gánh nặng cho gan lớn, làm ảnh hưởng xấu tới chức năng của gan.
Thói quen thứ ba người Việt không thích ăn rau, ngại vấn đề tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật hoặc cho rằng giá trị dinh dưỡng trong rau quả không quan trọng. Trong rau quả chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cho chức năng thải độc của gan. Đó là những thói quen xấu làm chức năng của gan xấu đi.
Hạn chế đồ ăn chiên rán
Để bảo vệ lá gan vượt qua được ngày Tết, PGS Mai nhấn mạnh cần hạn chế các thực phẩm không tốt cần tránh là thực phẩm chế biến sẵn, bởi nó giàu chất béo, đặc biệt chất béo sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần sinh ra chất béo trung gian tạo ra gốc tự do làm gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa và thải độc.
Hạn chế đồ ăn chiên rán
Giảm tác hại bia và rượu. Nhiều người quan niệm uống bia tốt, uống bia không say nên uống bia, đây là quan niệm sai lầm vì theo WHO, 1 đơn vị rượu tương đương với 10g cồn, nghĩa là tương đương với 3/4 lon bia 330ml, tương đương với 1 cốc bia hơi, tương đương với 100ml rượu vang và tương đương với khoảng 30ml rượu nặng.
Nếu uống quá 2 đơn vị rượu với nam 1 đơn vị rượu với nữ trong 1 ngày và không uống quá 5 ngày trong 1 tuần.
Những ngày Tết, PGS Ngọc chia sẻ cách thải độc gan đó là hạn chế bia rượu, không nên sử dụng thuốc giải rượu làm thêm gánh nặng cho gan. Uống nhiều nước trắng giúp cho thải độc tốt hơn.
Có thể sử dụng thêm nước chè, đặc biệt là trà xanh chứa catechin, rồi các loại nước quả như nước bưởi, nước cam (chứa nhiều vitamin C), nước cà rốt, nước cà chua (chứa beta-caroten) giúp thải độc, khử độc tốt, hỗ trợ cho vai trò của gan.
Nguồn: SOHA.vn