Buổi sáng thức dậy để kiểm tra sức khoẻ của bản thân thì việc phát hiện những bất thường trong khoang miệng như hiện tượng đắng miệng là một cảnh báo đáng lo ngại.
Sau một đêm dài, cơ thể bị mất nước nên thông thường sáng ngủ dậy mọi người dễ bị đắng miệng và thậm chí không ít người cảm thấy hôi miệng. Tuy nhiên, triệu chứng đắng miệng hay hôi miệng nhanh chóng biến mất sau khi thức dậy và đánh răng.
Đối với những trường hợp sau khi thức dậy, đánh răng nhưng vẫn xuất hiện biểu hiện đắng miệng thì cần tới bệnh viện để kiểm tra. Đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo 1 trong 5 cơ quan này của cơ thể đang mắc bệnh.
1. Sức khoẻ răng miệng vấn đề
Rõ ràng, khoang miệng là nơi có vấn đề đầu tiên có thể nghĩ đến nếu đắng miệng vào buổi sáng. Việc vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ hoặc một vài thói quen xấu như: hút thuốc lá, không đánh răng trước khi ngủ cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn sinh sôi và gây tình trạng viêm nha chu hay các bệnh về răng miệng khác.
Tình trạng đắng miệng do vấn đề khoang miệng gây ra không kịp thời chữa trị còn có thể gây bệnh đau dạ dày và hôi miệng khiến người bệnh tự ti, gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
2. Vấn đề đường tiêu hoá
Đắng miệng vào buổi sáng rất có thể cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề về tiêu hoá. Đặc biệt, tình trạng đắng miệng dễ xảy ra ở người bị trào ngược dạ dày thực quản do căng thẳng.
Hơn nữa, axit trong dạ dày bị trào ngược không chỉ kích thích thực quản gây cảm giác khó chịu mà còn gây mùi hôi và khiến người bệnh bị đắng miệng. Nguy hiểm hơn cả nếu không điều trị bệnh kịp thời trào ngược dạ dày thực quản còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
3. Bệnh gan
Bệnh gan có tác động trực tiếp đến sức khoẻ của cơ thể. Biểu hiện xuất hiện là khô miệng và hôi miệng, kèm theo đó là đắng miệng.
Gan đóng vai trò quan trọng giúp lọc các độc tố trong cơ thể. Do đó, khi gan bị tổn thương thì các độc tố trong cơ thể không được lọc sẽ tồn đọng lại trong cơ thể và biểu hiện ra ngoài như gây đắng miệng.
4. Bệnh thận
Tình trạng đắng miệng khi thức dậy và khô miệng có thể còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này do chất độc không được đào thải kịp thời ra khỏi cơ thể nên gây ra phản ứng trong miệng.
5. Hệ thần kinh bị tổn thương
Nếu hiện tượng đắng miệng không phải cảnh báo bệnh lý ở khoang miệng, dạ dày hay bệnh gan, thận thì rất có thể biểu hiện này cảnh báo hệ thần kinh của bạn đang gặp vấn đề.
Khi dây thần kinh vị giác không hoạt động bình thường thì biểu hiện có thể xuất hiện là tình trạng đắng miệng kéo dài.
Một vài nguyên nhân khiến dây thần kinh bị tổn thương có thể kể đến như: sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, bệnh động kinh hay u não.
Có thể hiểu đơn giản rằng triệu chứng khô miệng và đắng miệng hay hôi miệng đều là những dấu hiệu bất thường cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề. Do đó, ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường này cần tìm đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo Pháp luật & Bạn đọc