Gừng tươi là một trong những loại thực phẩm làm gia vị và có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải biết đến tác dụng phụ của gừng đối với sức khoẻ.

Trong gừng tươi có chứa những chất dầu dễ bay hơi như gingerol, zingiberene, hydrocelene, citral và aromatic cũng như 6-Gingerol, nhựa, tinh bột và chất xơ…

Lợi ích của gừng tươi

42 1 Dung Gung Tuoi Khong Chu Y Se Tro Thanh Chat Doc Gay Ung Thu

Ảnh minh họa từ Pixnio

Gừng có tác dụng tăng hưng phấn, tăng tiết mồ hôi hạ nhiệt, nâng cao tinh thần, v.v.; có thể làm dịu các triệu chứng mệt mỏi, mất sức, chán ăn, mất ngủ, đầy hơi, đau bụng, v.v.

Gừng tươi còn có tác dụng chăm sóc dạ dày, tăng cảm giác thèm ăn, mùa hè khí hậu nóng bức, cơ thể sẽ giảm tiết nước bọt và dịch vị, từ đó ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, nếu khi ăn cơm dùng vài miếng gừng tươi sẽ giúp kích thích thèm ăn. Gừng có công dụng làm giảm hoặc dứt đau đối với các bệnh về dạ dày, uống 50 gam nước gừng tươi đun sôi có thể khiến các triệu chứng đau, buồn nôn, ợ chua, xót do viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng nhanh chóng biến mất.

Gừng tươi còn có tác dụng rất tốt trong việc giảm hoặc dứt các cơn đau dạ dày. Mùa đông thời tiết lạnh, uống một chén nước gừng có hiệu quả làm ấm người rất tốt. Gừng có vị cay, còn có thể giết chết một số các vi khuẩn nhất định, vì vậy ăn gừng có thể sát khuẩn và cải thiện mùi hôi miệng.

Vốn dĩ gừng là gia vị quý trong chế biến thực phẩm, nhưng theo nghiên cứu vài năm trở lại đây phát hiện thấy gừng cũng là "chất độc" gây ung thư.

Tác hại của việc ăn nhiều gừng tươi

Trong gừng cũng có chứa thành phần không có lợi cho sức khỏe như Safrol. Thí nghiệm nghiên cứu của Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ cho thấy, Safrol có thể gây ra ung thư. Tổ chức nghiên cứu Ung bướu Quốc tế đã xác nhận rằng Safrol, Isosafrol và Dihydrosafrol là ba chất gây ung thư ở động vật.

Lời nhắc nhở của bác sĩ

Gừng tươi còn tốt vẫn có thể ăn một lượng vừa phải và không có nguy cơ gây bệnh.

Nhưng nếu gừng đã bị hỏng, đừng cắt bỏ phần hỏng và giữ lại phần còn tốt nữa. Nguyên nhân là do các "chất độc" như Safrol trong phần bị hỏng đã nhanh chóng lan vào phần còn tươi rồi, mắt thường sẽ thấy gừng vẫn còn tốt, thật ra bên trong đã bị nhiễm chất độc.

Những điều cấm kị khi ăn gừng

Bác sỹ Đông y cho rằng vào buổi tối, cơ thể người cần tĩnh lại để chuẩn bị nghỉ ngơi, nhưng gừng có thể tăng cường, gia tăng tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch vị, hơn nữa gừng có tính nóng, sẽ khiến chúng ta bốc hỏa, sau khi ăn sẽ gây hưng phấn, khó ngủ, kích thích thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng tim mạch và làm tích tụ nhiệt trong cơ thể, vì vậy người ta mới có cách nói khá phóng đại là "buổi tối ăn gừng giống như ăn thạch tín".

Ngoài việc buổi tối không nên ăn gừng thì vào mùa thu cũng không được dùng gừng.

Sách y cổ có viết: "Trong một năm, mùa thu không nên ăn gừng; trong một ngày, ban đêm không nên ăn gừng."

 Vào mùa thu, khí hậu khô hanh dễ làm tổn thương phổi, mà gừng thuộc nhóm thực phẩm vị cay, tính nóng, trong khi chế biến có thể cũng sẽ bị mất nhiều nước, sau khi ăn dễ gây bốc hỏa, càng dễ khiến phổi tổn thương, lại thêm cơ thể mất nước, khô nóng, vì vậy từ xưa người ta đã khuyên đừng dùng gừng hoặc ít ăn gừng cũng như những thoại thực phẩm cay khác vào mùa thu.

Các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại thì cho biết, vào mùa thu không phải là nhất định không được ăn gừng, chỉ là nên chú ý, không được ăn nhiều.

Dù vậy, tuy gừng tươi có rất nhiều lợi ích, nhưng những người bệnh thể chất âm hư, nóng trong, viêm gan, thì không thích hợp để dùng gừng.

 

Nguồn: trithucvn.net




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC