Bài nghiên cứu có tên “Khoa học trung thực” được chủ trì bởi giáo sư tâm lý học Anita E. Kelly giảng dạy tại trường đại học Notre Dame.
Trong nghiên cứu, bà đã chọn ngẫu nhiên 72 người trưởng thành và chia thành hai nhóm, nhóm trung thực và nhóm đối chứng. Quá trình nghiên cứu đã ghi chép lại tất cả các bệnh tật và những cảm giác khó chịu xuất hiện trong cơ thể họ.
Đối với nhóm đối chứng gồm 36 người, nhà nghiên cứu không đưa ra bất kỳ hướng dẫn nào, chỉ nói với họ rằng họ sẽ tham gia vào một nghiên cứu trong 5 tuần tới mà không hề nhắc tới tên đề tài nghiên cứu.
Đối với nhóm trung thực, nhà nghiên cứu đã đưa ra các quy tắc đặc biệt:
“Trong vòng năm tuần tới, mỗi ngày đều phải trung thực, phải nói sự thật và chân thành – không chỉ trong những việc lớn, mà ngay cả những việc nhỏ cũng không ngoại lệ. Ngoại trừ những câu chuyện đùa giỡn hoặc những sự việc phóng đại có chủ đích, bạn phải nói sự thật trong những tình huống nghiêm túc. Hoặc bạn có thể chọn không trả lời, nhưng nếu bạn trả lời thì những điều bạn nói phải là sự thật.
Trong thời gian này, cả hai nhóm thường xuyên được đưa trở lại phòng thí nghiệm để kiểm tra phát hiện nói dối và kiểm tra thể chất, các nhà nghiên cứu theo đó ghi chép lại chi tiết các triệu chứng xuất hiện trên cơ thể họ.
Đến tuần cuối cùng của nghiên cứu, giáo sư Kelly nói rằng kết quả của thí nghiệm thực sự không thể tin được:
“36 người trong nhóm trung thực không có nhiều khác biệt về sức khỏe trước và sau khi thực hiện thí nghiệm, và có một số bệnh đươc phát hiện thời điểm bắt đầu thí nghiệm đã có dấu hiệu suy giảm. Tình trạng thể chất trong nhóm đối chứng không thay đổi, và một số triệu chứng bệnh của vài người trong nhóm đã tăng lên.
Sức khỏe tốt hơn rõ rệt ở nhóm thường xuyên trung thực và chân thành (Ảnh: shutterstock.com)
Kết quả giữa hai nhóm thực sự rõ rệt sau năm tuần. Các triệu chứng được phát hiện bởi nhóm trung thực ít hơn nhiều so với nhóm kiểm soát, đặc biệt là các triệu chứng như đau họng, đau đầu và buồn nôn, ngoài ra các trạng thái tâm lý như phàn nàn và hồi hộp cũng tương đối giảm hơn so với nhóm còn lại..
Từ đó, Giáo sư Anida Kelly đã tiến hành thí nghiệm tương tự với chính mình và cũng nhận được kết quả thí nghiệm tương tự. Bà đã công bố kết quả ngiên cứu của mình trên blog cá nhân: “Từ mùa thu năm này, tôi đã luôn tuân thủ theo nguyên tắc nói sự thật. Trước đây, tôi thường ngủ 8 tiếng mỗi ngày và mỗi khi mùa đông tới tôi thường bị cảm lạnh từ 5 đến 7 lần, thế nhưng bây giờ tôi chỉ cần ngủ 3 tiếng một ngày và vẫn khỏe khoắn.
Thí nghiệm thú vị này khiến chúng ta liên tưởng đến thí nghiệm kinh điển với các tinh thể nước dưới kính hiển vi của Tiến sĩ Masaru Emoto, giám đốc Viện Hado (tổ chức IHM) ở Tokyo, Nhật Bản, và nhóm nghiên cứu của ông.
Giáo sư tâm lý học Anita E. Kelly (Ảnh: University of Notre Dame)
Trong thí nghiệm này những giọt nước được cho tiếp xúc với một suy nghĩ nhất định, một ngôn ngữ, âm nhạc, một từ ngữ, hay một yếu tố vật lý. Sau đó nó sẽ được nhỏ xuống khay thí nghiệm rồi bỏ vào tủ lạnh, đông thành một viên băng nhỏ. Trong phòng thí nghiệm với mức nhiệt độ giảm xuống còn -50C, nhà nghiên cứu sẽ lấy viên băng nhỏ này ra và nhanh chóng đặt nó dưới kính hiển vi có gắn máy ảnh.
Khi ánh sáng từ kính hiển vi chiếu vào, nó sẽ khiến viên băng tan chảy. Ở vị trí trên cùng của viên băng, một tinh thể nước sẽ nhanh chóng thành hình, nhưng chỉ có thể tồn tại trong khoảng vài giây. Những nhà thí nghiệm cần nhanh chóng chụp ảnh để bắt trọn được hình ảnh đẹp.
Hình dạng tinh thể nước tương ứng với các nhãn hiệu khác nhau được gắn lên bình chứa. Từ trái sang: “tình yêu”, “cảm ơn” và “ta ghét mi” (Ảnh: Image Shack)
Kết quả, nếu bên ngoài khay có các nhãn dán mang tính chất tích cực như “tình thương” hay “cảm ơn” hoặc cho nghe một bản nhạc giao hưởng cổ điển mẫu nước sẽ tạo ra các tinh thể rực rỡ, ngược lại, mẫu nước từ các khay có dán nhãn tiêu cực như “thù hận” và “ma quỷ” hay nghe nhạc rock, chúng sẽ tạo ra các tinh thể nước xấu xí và biến dạng.
Trong một thí nghiệm khác, khi cùng một từ, ví dụ như “trí tuệ”, được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau và dán lên các khay chứa mẫu nước khác nhau, các tinh thể nước được tạo ra có hình dạng và cấu trúc đẹp như nhau.
Thật kì lạ phải không nào? Nếu chúng ta nhớ lại rằng 75% cơ thể con người là nước thì chắc bạn cũng có được lời giải cho mình về việc vì sao nói sự thật và chân thành lại giúp cơ thể khỏe mạnh lên rồi chứ! Giáo sư Kelly đã chia sẻ bài thuốc chữa bách bệnh mà không cần phải tốn tiền này với cư dân mạng dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình. Các bạn hãy thử thực hành xem!
Nguồn: Dân trí