Dầu ăn nếu không lựa chọn đúng cách thì có thể chứa chất gây ung thư cấp độ 1, khiến bệnh ung thư đến gần hơn với gia đình.

Loại dầu ăn chứa chất gây ung thư độc gấp 68 lần asen

Dầu ăn là một trong những nguyên liệu không thể thiếu để tạo nên một món ăn ngon. Tuy nhiên, dầu ăn nếu không lựa chọn đúng cách thì có thể chứa chất gây ung thư cấp độ 1, khiến bệnh ung thư đến gần hơn với gia đình.

Loại dầu ăn mà chúng ta đang nhắc đến là dầu ăn tự ép ở các xưởng nhỏ lẻ.

Dầu tự ép là dầu làm thủ công, phần dầu được tách ra từ lạc, mè, đậu nành... nhờ vào lực ép và gia nhiệt. Nhiều người thích ăn dầu ép thủ công ở các xưởng nhỏ lẻ, một mặt cảm thấy chúng có mùi hương rất thơm, mặt khác lại nghĩ loại dầu này sản xuất thủ công nên không có chất phụ gia, như vậy sẽ an toàn và tốt cho sức khỏe hơn.

Dầu ăn tự ép không xấu, nhưng các loại dầu tự ép bán trôi nổi trên thị trường lại tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm. Vào năm 2019, Cục Quản lý thị trường Trung Quốc đã phát hiện trong các sản phẩm dầu lạc, dầu mè tự ép có chứa lượng aflatoxin cao gấp 12 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

1 Loai Dau An Nay Co The Chua Chat Gay Ung Thu Doc Gap 68 Lan Asen Gia Re Den May Cung Khong Nen Mua Ve Dung Vi Ton Hai Suc Khoe Khung Khiep

Đáng nói, aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh, có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó gan là cơ quan thường bị ung thư nhiều nhất. Nó độc gấp 68 lần asen, đồng thời nó cũng được WHO xếp vào nhóm 1 các chất gây ung thư nguy hiểm cho gan. Ăn dầu tự ép không chỉ có nguy cơ gây ung thư gan mà còn có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp nặng.

Vì sao dầu tự ép kém chất lượng lại thường chứa chất gây ung thư aflatoxin?

Có 2 nguyên nhân khiến dầu tự ép có thể chứa chất gây ung thư afatoxin:

- Thứ nhất, các xưởng nhỏ lẻ thường không chuyên nghiệp trong khâu bảo quản nguyên liệu, khiến lạc, đậu... bị mốc trước khi đem ép thành dầu. Hoặc cũng có thể là do họ cố tình mua hạt mốc về để ép dầu nhằm giảm bớt chi phí. Nếu dùng những nguyên liệu bị mốc này để chiết dầu thì chắc chắn sẽ làm cho độc tố aflatoxin trong dầu ăn vượt quá tiêu chuẩn.

Ở quy trình sản xuất dầu công nghiệp thường có thể loại bỏ hầu hết aflatoxin, tuy nhiên quy trình sản xuất dầu ăn ở các xưởng nhỏ thường khá thô sơ nên không có công nghệ này. 

- Thứ hai, các loại dầu tự ép không thể bảo quản được lâu, nếu mua về mà bảo quản không đúng cách thì aflatoxin cũng sẽ sản sinh lúc nào không biết.

Ngoài aflatoxin, phospholipid, benzo(a)pyrene và dư lượng thuốc trừ sâu cũng có thể xuất hiện trong dầu ăn tự ép và gây hại cho sức khỏe người dùng.

Cách làm đúng:

Thay vì mua các loại dầu tự ép trôi nổi trên thị trường, bạn tốt nhất nên sử dụng là các loại dầu có thương hiệu nổi tiếng, có bao bì rõ ràng và đã được kiểm định chất lượng của cơ quan chức năng. Hiện nay, trên thị trường có bán không ít loại dầu ăn thực vật có lợi cho sức khỏe người dùng. Nếu vẫn thích sử dụng dầu tự ép, bạn có thể sắm cho gia đình riêng một máy ép dầu thực vật ở nhà để có thể đảm bảo nguyên liệu và độ sạch sẽ trong quá trình chế biến.

3 lưu ý quan trọng khi dùng dầu ăn để đảm bảo sức khỏe

1. Mỗi lần mua chỉ nên mua chai nhỏ

Tốc độ biến chất của dầu ăn có liên quan mật thiết đến môi trường bảo quản, sau khi mở nắp dầu ăn rất dễ bị hư hỏng do tác động của ánh sáng, nhiệt độ, oxy, nước, vi sinh vật, ion kim loại và nhiệt độ cao. Mỗi lần mua bạn chỉ nên mua những chai dầu ăn nhỏ để đảm bảo chất lượng dầu ăn.

2. Làm sạch chai đựng dầu ăn liên tục

Các chai đựng dầu ăn nếu không được rửa sạch thì không chỉ dễ bám bụi bẩn mà còn dễ bị ôi thiu, trở thành món đồ ô nhiễm nặng nề nhất trong nhà bếp. Khuyến nghị làm sạch chai đựng dầu ăn mỗi tháng 1 lần.

3. Không nên dùng dầu ở nhiệt độ cao

Khi sử dụng nhiệt độ vượt quá "điểm bốc khói" của dầu ăn, dầu sẽ bị cháy và có mùi khét. Điều này không những phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong thức ăn mà còn sản sinh ra peroxide và các chất gây hại cho sức khỏe.

Theo Nhịp Sống Việt




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC