Ai cũng biết nước vô cùng quan trọng cho sức khỏe nhưng nên uống nước nóng hay nước lạnh? Điều này có thể mang lại hiệu quả khác biệt bất ngờ, nhất là với ly nước đầu tiên khi bạn mới thức dậy vào buổi sáng.

70 % cơ thể con người là nước.

Ly nước đầu tiên của buổi sáng: Nên là ấm hay lạnh? - 0

Nước ấm hay nước lạnh vào buổi sáng có thể mang lại sự khác biệt cho cơ thể (Ảnh: Internet)

Tỉ lệ của nước trong não chiếm khoảng 85 %, trong cơ là 75 % , trong xương khoảng 25 % và trong máu là 82 %. Vì vậy, việc uống đủ nước là vô cùng cần thiết, nhất là sau khi trải qua một đêm thì cơ thể bạn lại càng cần được bổ sung nước.

Uống nước khi dạ dày còn trống vào buổi sáng vô cùng có lợi cho cơ thể. Nó không chỉ cung cấp nước cho cơ thể, làm sạch dạ dày, mà còn có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện một số bệnh như nôn mửa, rối loạn kinh nguyệt, bệnh cổ họng, các bệnh về mắt, bệnh tiết niệu, bệnh thận, bệnh lao, tiêu chảy, đau đầu …

Vậy thì câu hỏi được đặt ra là nên uống nước lạnh hay là nước ấm đây?

Nước ấm là nước vừa mới đun sôi để nguội đến 20℃—25℃ (cũng có thể là nước đun sôi để nguội trước, đến lúc uống thì thêm một chút nước sôi cho vừa nhiệt độ). Các nhà khoa học phương Tây gọi đây là thứ “nước phục sinh”. Họ cho rằng việc thường xuyên uống nước ấm sẽ mang lại rất nhiều những tác dụng không ngờ trong việc bảo vệ sức khỏe như:

1. Hỗ trợ tiêu hóa

Nước và các chất lỏng giúp phân hủy thức ăn trong dạ dày và giữ cho hệ thống tiêu hóa làm việc trôi chảy. Uống nước lạnh trong hoặc sau bữa ăn có thể làm “đông” lại các chất béo (dầu, mỡ) có trong thức ăn và tích tụ lại trong ruột. Ngoài ra việc việc uống  nước có thêm đá cũng có thể gây mất những khoáng chất tự nhiên có chứa trong nước.

Ly nước đầu tiên của buổi sáng: Nên là ấm hay lạnh? - 1

Một ly nước đun sôi để nguội pha với chút nước nóng cho vừa miệng uống (Ảnh: Internet)

Nước ấm còn góp phần làm mềm thực phẩm nhanh hơn và dẫn đến việc tiêu hóa chúng dễ dàng hơn. Vì thế, sau khi thức dậy vào buổi sáng, bạn nên uống từ 1-2 ly (200 – 400ml) nước ấm khi bụng đói, lúc này uống nước ấm có thể giúp “tráng” dạ dày, làm loãng axit, để dạ dày duy trì tình trạng tốt nhất và giúp hấp thu bữa sáng tốt hơn.

2. Giải rượu hiệu quả

Cho người say rượu uống ngay vài ly nước ấm có tác dụng pha loãng nồng độ rượu, bảo vệ nội tạng cơ thể, và bổ sung phần nước bị mất do nôn ói khi say rượu. Nếu bạn lỡ quá chén từ tối qua thì một ly nước ấm giúp bạn nhanh chóng lấy lại thăng bằng cho cơ thể vào lúc này.

3Làm sạch miệng

Nước ấm sạch là một loại chất bảo vệ răng miệng lành tính, không gây kích ứng. Dùng nước ấm để súc miệng sẽ cảm thấy sảng khoái, làm cho vi khuẩn và cặn thức ăn trong miệng dễ dàng trôi đi.

4. Cải thiện tình trạng táo bón

Một vài những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón như:

  • Cơ thể bị thiếu nước
  • Hệ tiêu hóa giảm hoặc có ít nhu động ruột.

Uống nước vào buổi sáng có thể kích thích nhu động ruột, Việc ống nước ấm vào mỗi buổi sáng lúc bụng đói có thể giúp bổ sung thêm nước cho cơ thể và cải thiện nhu động ruột đáng kể, làm ẩm đường ruột, làm mềm phân, thúc đẩy sự bài tiết chất thải. Nước ấm còn giúp làm mềm thức ăn, giúp thức ăn dễ phân hủy và đi qua ruột dễ dàng hơn.

5. Giảm cân

Các hoạt động chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể đều cần nước. Việc uống một ly nước ấm vào buổi sáng lúc bụng đói có thể giúp giảm cân. Do nước ấm làm tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến gia tăng tốc độ trao đổi chất, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và khả năng bài tiết của thận.Sự gia tăng quá trình trao đổi chất cho phép cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn. Ngoài ra, uống nhiều nước còn có thể tạo cảm giác no, giúp bạn ăn ít đi, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân.

6. Làm giảm đau

Nước ấm được coi là phương thuốc tự nhiên rất hiệu quả trong việc làm giảm đau, ví dụ như đau đầu hay đau bụng kinh.

Nhiệt từ nước ấm có tác dụng làm dịu và thư giãn các cơ ở bụng. Do uống nước ấm làm cải thiện quá trình lưu thông máu, tăng lưu lượng máu đến các tạng trong cơ thể, tăng tưới máu cơ và thư giãn các cơ đang bị co thắt nên có thể giúp cải thiện ngay lập tức tình trạng chuột rút hoặc đau bụng.

7Giữ gìn vẻ đẹp

Bổ sung nước cho cơ thể vào buổi sáng có lợi cho sự tuần hoàn máu, còn có thể giúp da lọc sạch chất độc, nuôi dưỡng làn da, để da tăng độ đàn hồi.Lão hóa sớm là mộ vấn đề rất nan giải của mỗi người phụ nữ, nhưng may mắn thay, điều này có thể được ngăn ngừa bằng cách uống nước ấm. Sự hiện diện của các chất độc trong cơ thể có thể dẫn đến lão hóa nhanh hơn, nước ấm có thể giúp cơ thể bạn thải bỏ những chất độc hiệu quả hơn, dẫn đến cải thiện các tế bào da và tăng độ đàn hồi .

8. Cải thiện đau họng

Uống nước nóng là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời cho cảm lạnh, ho và đau họng . Nó hòa tan đờm và cũng giúp loại bỏ chúng khỏi đường hô hấp của bạn dễ dàng hơn, giúp cải thiện tình trạng tắt đàm, và đường thở thông thoáng hơn.

Ly nước đầu tiên của buổi sáng: Nên là ấm hay lạnh? - 2

Tăng thêm hương vị cho ly nước bằng 1 vài lát chanh, cam (Ảnh: Internet)

Vậy nên, để gặt hái được vô vàn những lợi ích sức khỏe nêu trên, bạn nên uống nước ấm vào mỗi buổi sáng, sau khi thức dậy. Bạn cũng có thể thêm vào đó một vài lát chanh hay cam để tăng thêm hương vị và bổ sung thêm vitamin C.

Các thầy thuốc Trung Y cũng khuyên nên uống nước ấm vào buổi sáng, tại sao?

1. “Uống nước lạnh vào buổi sáng sẽ làm dập tắt dương khí vừa mới sinh ra”

Trung Y cho rằng mỗi ngày âm dương đều luân phiên, không ngừng tuần hoàn, từ 1 giờ sáng thì dương khí trong cơ thể bắt đầu tăng lên, đến sáng thì dương khí mạnh nhất và là lúc dương hỏa bắt đầu nảy sinh. Nước lại có tính hàn, nước lạnh lại càng hàn, lúc này mà uống một ly nước lạnh sẽ dẫn đến xung đột giữa thủy và hỏa, dương khí vừa mới được sinh ra sẽ bị nước tác động, hỏa đại diện cho tim, mạch, ruột non v.v. Tâm hỏa bị dập tắt lâu ngày sẽ yếu đi, cơ thể sẽ mắc bệnh về tim mạch.

Theo Trung y, sáng sớm sau khi thức dậy tuyệt đối không được uống nước lạnh, mà phải uống nước nóng hoặc nước ấm. Người có cơ địa hàn được khuyên buổi sáng nên cắt vài lát gừng ngâm trong nước nóng. Bởi vì gừng sống có lợi cho sự sản sinh dương khí, đồng thời thêm vài hạt kỷ tử thì càng tốt hơn nữa.

2. Uống nước lạnh sau khi vận động mạnh sẽ làm “cháy phổi”

Không được uống nước lạnh sau khi vận động mạnh hoặc làm việc mệt, điều này sẽ gây tổn thương dạ dày và phổi. Và trước bữa ăn cũng tránh uống nước lạnh hoặc nước ngọt, có rất nhiều người bị tăng cân chính là do uống nước lạnh trước khi ăn cơm.

Còn đối với việc uống nước lạnh sau khi đổ mồ hôi, tục ngữ có câu “cháy phổi rồi”, có một câu chuyện mà có thể mọi người đã từng nghe qua:

Về một người đi đường xa vừa mệt vừa khát, lúc này anh ta phát hiện trước mặt có một căn nhà nên đã đến đó xin nước, bà lão trong nhà kéo lên một bát nước giếng, anh này vô cùng cảm kích, vừa định uống thì bà lão ném một nắm cám vào trong bát rồi quay lưng đi vào nhà. Anh này không hiểu nổi hành động của bà lão, nhưng khi đó khát không chịu nổi nữa nên cũng không thèm quan tâm nhiều, liền dùng miệng thổi cám trên mặt ra rồi uống một ngụm nước, cứ thế vừa thổi vừa uống hết.

Lúc này, bà lão lại đi ra, anh này hỏi bà lão vừa mới cho anh ta uống cái gì, tại sao lại làm khó anh ta, không cho anh ta uống một cách thoải mái vậy?

Bà lão nói: Bởi vì cậu vừa mới đi đường xa, nhiệt độ trong cơ thể rất cao, mà nước giếng lại rất lạnh, nếu như đột nhiên uống nước lạnh vào người thì sẽ dễ bị cháy phổi. Ta bỏ cám vào để làm giảm tốc độ uống của cậu, để nước lạnh dần ấm lên trong cơ thể chính là để tránh làm tổn thương nội tạng của cậu. Người này nghe xong thì mới hiểu ra và cung kính dập đầu ba lần trước bà lão, cảm ơn hết lời rồi rời khỏi.

Nguồn: Minh Tâm-Viên Minh

NTDTV, medicaldaily

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC