Có một thực tế là, thanh thiếu niên ngày nay dành nhiều thời gian cho internet, tivi và điện thoại hơn so với việc học tập trên lớp. Song, không phải lúc nào, internet cũng mang lại những tác động tích cực tới sự phát triển của trẻ em. Một số chia sẻ sau đây của Giáo sư Manfred Spitzer - một trong những nhà nghiên cứu não bộ nổi tiếng nhất tại Đức sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của internet tới trẻ em.
Từ độ tuổi nào trẻ em được phép ngồi máy tính?
Trẻ em dưới 3 tuổi không nên cho ngồi trước màn hình máy tính, bởi trong giai đoạn phát triển, trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh nhưng trên màn hình máy tính chúng lại chỉ có thể trải nghiệm thực tế ảo. Đối với trẻ từ trên 3 tuổi, chúng đã có thể nhận biết được qua màn hình máy tính.
Mạng Internet tác động đến sự phát triển của não trẻ như thế nào?
Việc khám phá thế giới qua những cú click chuột sẽ dẫn đến hậu quả là một phần não bộ chịu trách nhiệm về các hoạt động bị đặt trong tình trạng không được sử dụng. Nếu trẻ chỉ được học qua internet, chúng sẽ suy nghĩ chậm chạp hơn, khả năng tập trung kém hơn. Vì vậy, nếu sử dụng internet quá sớm, bộ não sẽ kém phát triển. Đồng thời các bậc phụ huynh cũng nên nhớ rằng, trước khi có thể sử dụng internet đúng cách, trẻ em cần phải được trang bị kiến thức nền thông qua các phương tiện in ấn (tranh, ảnh, sách vở) và một giáo viên hướng dẫn tốt.
Nên cho trẻ sử dụng máy tính trong thời gian bao lâu?
Mỗi giờ học trên internet trung bình chri nên kéo dài 4 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trẻ em dành gần 5,5 tiếng ngồi trước máy tính. Điều này hoàn toàn bất lợi đối với trẻ. Bởi sau khi ở trường về, trẻ cần có thời gian để ngủ nghỉ - đây là khoảng thời gian giúp não củng cố những điều vừa được học tại lớp. Vì vậy, nếu ngay sau khi ở trường về, trẻ đã ngồi máy tính luôn hoặc xem ti vi, bộ não sẽ dễ dàng quên đi những thứ được học trước đó.
Hương Vũ - ©tintucvietduc.de