Cà tím có thể 'xua đuổi" 7 loại bệnh đeo bám cơ thể bạn
Theo quan niệm Đông y, cà tím không chỉ là một món ăn dân dã thông thường mà còn là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất quý như một vị thuốc từ tự nhiên.
Cà tím chứa vitamin E, có chức năng ngăn ngừa chảy máu và chống lão hóa. Ăn cà tím thường xuyên sẽ làm cho mức cholesterol trong máu không tăng lên, có ý nghĩa tích cực để trì hoãn sự lão hóa của con người. Chúng ta hãy xem 7 tác dụng trị liệu của cà tím. Có lẽ bạn sẽ thiện cảm hơn với món ăn này và sớm đưa vào thực đơn của gia đình.
Theo kênh Quốc Y đại sư trực tuyến (TQ), cà tím sau khi chế biến thành các món ăn thông thường hàng ngày có thể hỗ trợ giảm nhẹ và điều trị 7 chứng bệnh phổ biến sau đây.
1, Chống lão hóa, ngăn ngừa sự già nua
Cà tím chứa vitamin E, có chức năng ngăn ngừa chảy máu và chống lão hóa. Ăn cà tím thường làm cho mức cholesterol trong máu không tăng, có ý nghĩa tích cực để trì hoãn sự lão hóa của con người.
2, Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
Nhiều người có thể chất thuộc nhóm máu nóng, da thường không mịn màng. Đối với những người bị mụn trứng cá do nhiệt, loét da, lở miệng, trĩ, máu chảy ở các vết thương, đi ngoài có máu trong phân, ứ máu… thì nên chọn cà tím là thực phẩm "ưu tiên" trong các bữa ăn hàng ngày.
Y học truyền thống Trung Quốc cho rằng cà tím là một thực phẩm thuộc tính hàn lạnh. Do đó, ăn món cà này vào mùa hè giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, giải nhiệt và giảm nhiệt trung bình của cơ thể.
Cà tím cũng là món ăn đặc biệt phù hợp với những người dễ bị chấy’ký sinh trùng và lở loét. Cà tím có thể phân tán máu, giảm sưng và làm thông đường ruột, sạch ruột và thông rộng hơn. Do đó, những người dễ bị táo bón, trĩ, da dẻ ẩm ướt và vàng da thì ăn nhiều cà tím cũng có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề rắc rối này.
Cà tím có thể luộc, xào, nấu canh và đặc biệt bạn có thể sử dụng cà tím để nấu cháo.
3, Điều trị chứng hay bị tê, cóng
Lấy hai hoặc ba gốc cà tím (bao gồm cả rễ) vào mùa đông, rửa sạch đun với nước và nấu trong 20 phút sau đó để nước này nguội bớt, ở mức nhiệt ấm vừa thì lấy để rửa lên những vùng bị tê cóng.
Sau đó dùng phần gốc và rễ cà chà nhẹ lên vùng cơ thể bị tê cóng. Thực hiện từ 2-3 lần, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm.
4. Hạ huyết áp
Cà tím có tác dụng tốt trong việc giảm mỡ máu cao và điều chỉnh tích cực cho căn bệnh huyết áp cao. Các phương pháp cụ thể như sau:
Tìm kiếm và sử dụng loại cà tím quả dài màu sẫm, cắt nhỏ thành từng miếng mỏng hoặc thái sợi, tiếp tục trộn với nước sốt mè và nước tương. Ăn món cà trộn này vào bữa tối đều đặn có thể giảm hiệu quả các chứng huyết áp cao.
5. Bảo vệ tim mạch và chống lại axit ascobic
Cà tím rất giàu vitamin P. Chất này có thể tăng cường sự kết dính giữa các tế bào của con người, tăng cường tính đàn hồi của mao mạch, làm giảm tính dễ vỡ và tính thấm của mao mạch, ngăn ngừa vỡ vi mạch và chảy máu, và duy trì chức năng tim mạch.
Ngoài ra, cà tím có tác dụng ngăn ngừa bệnh xấu máu và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương nhanh chóng hơn.
6. Phòng ngừa và điều trị ung thư dạ dày
Theo các nghiên cứu cho thấy, cà tím chứa chất có tên là solanine, có thể ức chế sự tăng sinh của các khối u phát triển trong hệ thống tiêu hóa, và có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư dạ dày.
Ngoài ra, cà tím còn có tác dụng làm sạch và giảm nhiệt cho những người bị ung thư.
7, Tiêu sưng và giảm đau
Các nghiên cứu cho thấy rằng, cà tím còn có tác dụng làm sạch, giảm nhiệt và cầm máu, đồng thời có thể mang lại tác dụng tiêu sưng và giảm đau.
Đông y đánh giá rất cao tác dụng của cà tím đối với sức khỏe con người. Ăn một lượng cà tím thường xuyên và hợp lý có thể cùng lúc giảm nhẹ 7 loại bệnh nêu trên. Một món ăn rất đáng giá để bạn bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Nguồn: Trí Thức Trẻ