60 giây có thể phát hiện chứng đột quỵ sớm, và cứu được một mạng người.

Chứng đột quỵ không chừa một ai

Thông tin đạo diễn Trần Cảnh Đôn đột ngột ra đi ở tuổi 63 đã khiến giới làm phim phương Nam nói riêng, những người yêu nghệ thuật nói chung không khỏi bàng hoàng, xót thương. Được biết, đạo diễn Trần Cảnh Đôn mất sau cơn nhồi máu cơ tim.

Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông có tiền sử bệnh tim và tiểu đường. Linh cữu của đạo diễn Trần Cảnh Đôn sẽ được đưa về chùa Vĩnh Nghiêm trong sáng 22/10.

Trước đạo diễn Trần Cảnh Đôn, nhiều nghệ sĩ Việt cũng đã bất ngờ qua đời vì chứng đột quỵ, như danh hài Chí Tài, ca sĩ Lê Dung, diễn viên Anh Vũ, Thanh Phương... 

Theo các chuyên gia trong ngành, đột quỵ có các biểu hiện đột ngột như mặt, tay, chân tê yếu, choáng váng, mất thăng bằng, đau đầu không biết nguyên nhân...

1 Mot Dong Tac Chi 60 Giay Co The Cuu Mang Ban Va Nguoi Than Trong Gia Dinh

Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu báo động, người nhà cần chuyển ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất sẽ giảm khả năng tử vong và tàn phế.

Trước đó, gia đình cần tránh để người bị nghi ngờ đột quỵ ngã do chóng mặt. Bệnh nhân cần nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm, nới quần áo cho dễ thở.

Ba giờ đầu là thời gian vàng để đem lại cơ hội sống cho người bệnh. Bệnh nhân nên được di chuyển bằng cáng, nghiêng mặt sang một bên.

Gia đình không nên đi xe máy, tránh xóc, hạn chế đi xa (trừ khi có chỉ định của bác sĩ) vì kéo dài thời gian sẽ gây hại cho người đột quỵ.

Ngoài ra, người nhà không tự ý cho bệnh nhân dùng bất cứ loại thuốc nào, không xoa dầu, cạo gió, không để bệnh nhân nằm chờ xem có khỏe lại không.

Phát hiện chứng đột quỵ sớm bằng động tác đơn giản

Thực tế, ngoài tuổi 40, bất cứ ai, đặc biệt là nam giới với nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống có thể bị đột quỵ ập tới bất cứ lức nào. Thống kê cho thấy, 1/3 số ca đột quỵ rơi vào độ tuổi 40-45. Nam giới có nguy cơ cao gấp 4 lần nữ giới. Đặc biệt, bệnh gây hậu quả nặng nề, hơn 50% tử vong, 45% sống sót gặp di chứng tàn phế.

Phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ, không khó, thậm chí chỉ cần bỏ ra 1 phút, bạn hoàn toàn có thể chẩn đoán được chỉ bằng một động tác đơn giản, đó là thử động tác Kim kê độc lập (gà vàng đứng 1 chân), động tác đứng một chân trong yoga hay thái cực quyền tuy đơn giản nhưng lại có thể điều chỉnh cho mối quan hệ của lục phủ ngũ tạng trở về trạng thái hài hòa và còn đem lại nhiều công dụng dưỡng sinh.

Thử thách này xuất phát từ nghiên cứu của Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản) với trên 1.387 người, độ tuổi trung bình 67 cho thấy có đến 95,8% không đứng được quá 20 giây khi giữ thăng bằng 1 phút. "Bác sĩ nói: nếu đứng 1 chân mà không quá 20 giây thì tiềm ẩn nguy cơ cao bị đột quỵ".

2 Mot Dong Tac Chi 60 Giay Co The Cuu Mang Ban Va Nguoi Than Trong Gia Dinh

Sau, thử thách "Kim kê độc lập" được nhân rộng trở thành một trào lưu thách đố hot trên mạng xã hội với tên gọi "One Leg Challenge".

Theo các bác sĩ, với những người tham gia thử thách thất bại được chụp cộng hưởng từ não bộ (MRI) để đánh giá tình trạng các mạch máu não. Điều bất ngờ là có đến 50,5% người xuất hiện 1-2 ổ nhồi máu lỗ khuyết (tắc động mạch nhỏ nằm sâu trong não) và 45,3% có 1-2 điểm vi xuất huyết (chảy máu rất ít trong não).

Các chuyên gia gọi đây là đột quỵ "thầm lặng". Sự phối hợp tay và chân được kiểm soát bởi mạng lưới thần kinh phức tạp nằm sâu trong não. Việc không thể không đứng được quá 20 giây là dấu hiệu cho thấy các mạch thần kinh đang gặp trục trặc (tắc nghẽn mạch máu não, chảy máu trong não...).

Lời khuyên của những nhà nghiên cứu: Nam giới tuổi 40 có thể tranh thủ một phút rảnh rỗi thực hiện tại nhà, văn phòng làm việc, hoặc bất cứ nơi đâu. Chỉ cần đứng bằng một chân trong vòng 60 giây là có thể kiểm tra nhanh nguy cơ mắc chứng đột quỵ não trong tương lai.

Đạo diễn Trần Cảnh Đôn sinh ngày 21/4/1959. Ông là đạo diễn của nhiều bộ phim như: Ngọc trong đá, Thạch Sanh - Lý Thông, Ngôi sao cô đơn, Đoạn cuối Bangkok, Dollar Trắng…

Bên cạnh phim ảnh, ông còn đạo diễn nhiều MV cho các ngôi sao nhạc Việt lúc bấy giờ như Lam Trường, Đan Trường, Cẩm Ly...

Trong sự nghiệp của mình, đạo diễn Trần Cảnh Đôn đã nhận nhiều giải thưởng: Giải B phim Truyện video Hội Điện ảnh Việt Nam 1999 với phim "Tội phạm"; Giải Bạc phim Truyền hình toàn quốc với phim "Tội lỗi cuối cùng"; Giải Bông sen bạc Liên hoan phim Việt Nam với phim "Cô thủ môn tội nghiệp"; Giải Đạo diễn xuất sắc báo Mực tím; Giải khán giả yêu thích với phim "Ngọc trong đá"…

Đạo diễn Trần Cảnh Đôn từng được vinh danh ở giải Cánh Diều Vàng cho hạng mục Phim truyền hình xuất sắc nhất.

Đậu Đậu

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC