1. Thực phẩm cân bằng lượng đường: Một số loại thực phẩm có thể giúp thúc đẩy lượng đường trong máu ổn định, cũng có một số khiến chúng kém ổn định hơn. Do đó, bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh và tránh thực phẩm giàu đường, carbohydrate đơn và chất béo bão hòa dư thừa.
2. Bổ sung protein vào chế độ ăn: Việc bạn ăn loại carbohydrate nào, ăn kết hợp với món gì đều có thể tạo ra sự khác biệt về lượng đường trong máu. Ăn thực phẩm chứa protein có thể hạn chế tăng lượng đường và giữ cho nó ổn định trong một thời gian dài. Do đó, bạn nên cố gắng cân bằng carbohydrate với chất béo lành mạnh, protein và rau quả trong bữa ăn.
3. Ăn trái cây và rau quả: Bạn cần có một lối sống lành mạnh thay vì chỉ ăn uống lành mạnh hoặc chỉ tập thể dục. Bạn nên ăn trái cây, nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt, chọn sữa không béo và thịt nạc. Bên cạnh đó, hạn chế thức ăn thực phẩm có nhiều chất béo và đường.
4. Vitamin B6: Vitamin B6 có thể giúp bệnh nhân tiểu đường cân bằng lượng đường trong máu. Trên thực tế, một nghiên cứu được trình bày tại Nutrition 2019 đã chỉ ra mối liên hệ giữa vitamin B2 và B6 với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn.
5. Cấp đủ nước: Uống đủ nước giúp bạn duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định. Không chỉ vậy, việc uống nước đầy đủ còn ngăn ngừa tình trạng mất nước, giúp thận đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài qua nước tiểu. Uống nhiều nước và thường xuyên hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường./.
Nguồn: VOV.VN