Đông y quan niệm: Chân là bộ não thứ 2 của cơ thể. Ngoài đóng vai trò là một bộ phận nâng đỡ trọng lượng cơ thể, bàn chân còn chứa nhiều huyệt vị quan trọng nhất. Bộ phận này liên quan đến lục phủ ngũ tạng, thông suốt từ trong ra ngoài, chính vì thế thông qua những biểu hiện của nó, bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe của nhiều cơ quan nội tạng.
Có thể thấy, bàn chân chính là nền tảng của sức khỏe, tuy nhiên chúng là cơ quan có vị trí thấp nhất nên thường ít được quan tâm hơn so với tóc, tai, mũi, miệng... Ngay bây giờ, bạn nên kiểm tra đôi chân của mình, nếu thấy 3 tín hiệu dưới đây chứng tỏ nhiều cơ quan trong người bạn đang bị tổn thương.
1. Sưng bàn chân: Suy tim, suy thận, xơ gan
Theo các chuyên gia sức khỏe đến từ trường Đại học Y khoa Harvard (Mỹ), khi chân bạn bị phù hoặc sưng nhiều người sẽ nghĩ chúng là biểu hiện của bong gân, căng cơ, suy tĩnh mạch. Nhưng thực tế, đó cũng có thể là dấu hiệu của suy tim hoặc suy thận, xơ gan.
Nếu tim của bạn bị tổn thương, một hoặc cả hai ngăn dưới của tim (tâm thất trái và tâm thất phải) sẽ mất khả năng bơm máu hiệu quả. Đồng thời, khả năng thu hồi máu từ các cơ quan trở về tim cũng giảm sút, gây ứ đọng máu tại các tĩnh mạch và cuối cùng dẫn đến tình trạng phù nề ở cẳng chân, bàn chân và mắt cá chân... Nếu sưng phù chân đi kèm dấu hiệu khó thở, mệt mỏi thì bạn nên đi khám tim càng sớm càng tốt.
Nếu sưng phù chân đi kèm dấu hiệu khó thở, mệt mỏi thì bạn nên đi khám tim càng sớm càng tốt.
Triệu chứng phù chân cũng thường gặp phải ở những bệnh nhân xơ gan đang ở những giai đoạn muộn F3, F4. Khi chức năng gan suy giảm, các hormone và chất điều tiết dịch bị biến đổi theo. Điều này làm tăng áp lực trong các mạch máu lớn khiến máu bị mang từ lá lách, ruột chuyển đột ngột sang tuyến tụy và gan. Do đó xảy ra hiện tượng cổ trướng ở bụng và phù chân.
Ngoài ra, sưng chân còn là một dấu hiệu nhận biết chứng suy thận. Thận bị hỏng không loại bỏ được chất thải dư thừa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt...
2. Bàn chân có màu vàng: Bệnh gan, mật, tuỵ
Da chân màu vàng có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da. Nhưng nghiêm trọng hơn, đó có thể là tín hiệu cho thấy bạn đã bị viêm đường mật, sỏi mật, xơ gan, ung thư gan, ung thư tuỵ... những căn bệnh này làm cản trợ sự lưu thông của bilirubin, khiến da vàng nhiều. Tình trạng vàng da rõ rệt nhất ở bàn chân, bàn tay, mắt hoặc da mặt.
Tốt nhất, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra tình trạng gan mật với các xét nghiệm như: Men gan, chức năng gan, mật, tình trạng virus viêm gan, siêu âm gan, mật, tuỵ.
3. Móng chân có màu trắng bợt: Thận tổn thương
Khi thận của chúng ta bị tổn thương chắc chắn sẽ làm gián đoạn quá trình lưu thông máu của cơ thể. Khi bị thiếu máu, cơ thể có phản xạ đưa máu đi nuôi những cơ quan thiết yếu hơn, vì vậy bàn chân - vốn là cơ quan có vị trí thấp nhất sẽ không nhận đủ máu, tín hiệu rõ nhất là các móng chân hoặc phần da chân của bạn chuyển sang màu trắng, nhợt nhạt.
Bàn chân chứa nhiều huyệt vị quan trọng, thông qua những biểu hiện của nó có thể biết được tình trạng sức khỏe của nhiều cơ quan khác.
Ngoài ra, nếu như móng tay và móng chân có hiện tượng mọc lệch và mỏng hơn so với bình thường, bạn cần đi khám sức khỏe ngay vì đó có thể là dấu hiệu thận đã bị hư.
Khi nội tạng khỏe mạnh, bàn chân chúng ta sẽ trông như thế nào?
- Móng chân, da chân hồng hào căng bóng:
Nhiều người không bao giờ chú ý đến màu sắc của bàn chân thế nhưng trong Y học cổ truyền Trung Quốc có phân biệt rõ 5 loại màu là xanh, đỏ, vàng, trắng và đen. Bàn chân của người có màu đỏ hồng là bàn chân khỏe mạnh nhất. Bàn chân màu xanh là chân lạnh. Màu vàng là bệnh gan hoặc túi mật, thiếu máu. Màu trắng hoặc đen có thể cơ thể lưu thông máu kém.
Ngoài ra, những người có móng tay hồng hào, sáng bóng chứng tỏ cơ thể và nội tạng khỏe khoắn. Nếu thấy móng chân có những hình dọc trắng thì có thể sức đề kháng của bạn đang yếu đi, cần phải tập thể dục và vận động nhiều hơn.
- Chân ấm áp:
Chân lạnh là dấu hiệu cơ thể có sức đề kháng kém, mất cân bằng âm dương hoặc không đủ độ ấm. Còn chân nóng chứng tỏ người đó thiếu âm và cơ thể đang bị nóng trong. Bàn chân của một người sống lâu sẽ nhiệt độ giống với bàn tay của mình, không lạnh cũng không quá nóng.
Để tăng cường sức khỏe, Y học Trung Quốc khuyên mỗi người nên thực hiện ngâm chân nhiều bằng nước nóng. Có câu nói: "Ngâm chân trong nước nóng tốt hơn thuốc bổ", vì vậy mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 15 phút ngâm chân trong nước ấm 40 độ C, bạn sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn đồng thời nuôi dưỡng nội tạng.
Theo Nhịp Sống Việt