Cụ thể, thông tin đăng trên tạp chí Dinh dưỡng cho biết, những người uống cà phê hàng ngày có nguy cơ nhiễm nCov thấp hơn gần 10% so với những người không uống cà phê.
Để có kết quả này, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu trên gần 40.000 người trưởng thành tại Anh. Họ đã xem xét sự liên quan giữa việc sử dụng cà phê, trà, thịt, trái cây, rau, cá và khả năng mắc nCoV.
Sau nhiều nghiên cứu đã có ra kết quả trên, hẳn là một điều đáng mừng với những người là fan của món đồ uống quen thuộc này.
Tại sai lại như vậy?
Sở dĩ cà phê có có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm nCoV là do thực phẩm này có chứa các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Ngoài ra, việc uống cà phê còn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở người cao tuổi.
“Việc tiêu thụ cà phê có tương quan với các dấu hiệu sinh học gây viêm như CRP, interleukin-6 (IL-6) và yếu tố hoại tử khối u I (TNF-I). Nó còn có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch, việc cà phê chống lại virus này là khả thi và cần được nghiên cứu thêm”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm bổ dưỡng hợp lý có thể giúp con người tăng cường hệ thống miễn dịch, hạn chế sự lây lan của virus nCoV.
Ngoài ra, việc tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn các loại thịt đã qua chế biến cũng có khả năng giúp giảm nguy cơ nhiễm nCoV.
Về tần suất uống cà phê vừa giúp giảm nguy cơ lây nhiễm nCoV, vừa không hại sức khỏe, theo Tiến sĩ Vivek Jha – chuyên gia tư vấn cấp cao tại bệnh viện Fortis (Ấn Độ) khuyến cáo, mọi người không nên uống quá 3-4 cốc cà phê/ ngày.
pv