Cùng với việc tuổi tác ngày càng cao, trí nhớ của nhiều ngươi cũng ngày càng giảm, đặc biệt là có rất nhiều người cao tuổi, hiện tượng suy giảm trí nhớ biểu hiện ra rất rõ.

Mới đây, một nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra nguyên nhân liên quan tới suy giảm trí nhớ, đó là ngồi lâu cũng có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ.

Một nghiên cứu của Đại học California phân hiệu Los Angeles đã phát hiện, ngồi lâu không hoạt động trong thời gian dài, ví dụ như cả ngày ngồi một chỗ trên ghế làm việc, làm cho sự thay đổi của bộ phận quan trọng đối với trí nhớ người trưởng thành có liên hệ với nhau.

Nhóm nghiên cứu cho biết, nói một cách cụ thể, nghiên cứu cho thấy, ngồi lâu có liên quan đến bên trong thùy thái dương trở nên mỏng. Bên trong thùy thái dương là khu vực trong đại não tham dự vào việc hình thành trí nhớ mới, còn các khu vực liên quan trong đại não trở nên mỏng có thể là dấu hiệu báo trước việc suy giảm khả năng nhận thức và chứng sa sút trí tuệ.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát đối với 35 người thuộc độ tuổi từ 45 đến 75 tuổi, hỏi họ về mức độ hoạt động cơ thể và trước đó một tuần, trung bình mỗi ngày họ ngồi không hoạt động trong bao lâu, sau đó tiếp tục dùng máy quét đại não của họ.

Nghiên cứu cho thấy, dù một người có mức độ hoạt động cơ thể thế nào, ngồi lâu trong thời gian dài có liên quan mật thiết tới bên trong thùy não trở nên mỏng. Nghiên cứu cho thấy, ngồi lâu là nhân tố quan trọng cảnh báo thùy não trở nên mỏng, dù cơ thể ở mức độ hoạt động cao cũng không để xóa bỏ ảnh hưởng có hại của việc ngồi quá lâu một chỗ.

Nghiên cứu cũng cho thấy, mỗi ngày ngồi 1 tiếng đồng hồ, độ dày các khu vực liên quan của đại não xuất hiện thay đổi có thể quan trắc được.

42 1 Ngoi Lau Mot Cho Co The La Nguyen Nhan Gay Suy Giam Tri Nho

Để cải thiện sức khỏe não bộ của nhóm người có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, và tiến hành các hoạt động can thiệp, có thể lấy việc hạn chế ngồi lâu làm mục tiêu.

Tuy nhiên nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra, kết quả nghiên cứu này không chứng minh việc ngồi yên không động dẫn đến kết cấu liên quan đến đại não trở nên mỏng, mà là phát hiện mối liên hệ giữa ngồi trong lâu không hoạt động trong thời gian dài và kết cấu đại não liên quan trở lên mỏng.

Ngoài ra, suy giảm trí nhớ ở người trung và cao tuổi còn có các nguyên nhân sau:

1. Nhân tố di truyền

Trong cùng một gia đình, một số người khi bước sang độ tuổi nhất định, thậm chí trong thời kỳ trung tuổi liền xuất hiện hiện tượng như trí nhớ và trí lực giảm sút, hiện tượng này phần lớn đều là nhân tố di truyền.

2. Nhân tố bệnh tật

Người cao tuổi dễ mắc các bệnh như xơ cứng động mạch, cao huyết áp, tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống thần kinh; ảnh hưởng đến cung cấp dinh dưỡng cho tế bào não, khiến sức sống của tế bào não không đủ, trí lực dần dần giảm sút.

Đặc biệt là những người trung niên bị mắc các bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch bước sang giai đoạn cao tuổi sẽ nằm trong nhóm người có tỉ lệ cao mắc chứng suy giảm trí tuệ. Những bệnh ảnh hưởng đến trí lực này, các yếu tố do thói quen cuộc sống không tốt gây ra. Do đó, tạo thành thói quen tốt trong cuộc sống, phòng chống bệnh tật là biện pháp hữu hiệu để tránh suy giảm trí lực ở người cao tuổi.

3. Ảnh hưởng bởi nhân tố xã hội

Người ở một số nước, khi bước sang giai đoạn cao tuổi, thường thường bị coi là “người già cổ hủ”, người già không được đối đã công bằng trong xã hội, thêm nữa là quan hệ người với người trở nên đạm bạc, khiến người lớn tuổi trở thành “người thừa”, do đó sinh ra cảm giác cô đơn và bị bỏ rơi, không quan tâm gì đến xã hội, đối với kiến thức mới, sự vật mới không thèm để ý, từ đó khiến sinh lý và trí lực của cơ thể nhanh chóng lão hóa.

4. Tự cho là mình đã già

Con người khi bước sang tuổi già, nhất là sau khi nghỉ hưu, không tránh được tâm lý chán chường tuổi xế chiều, cộng với ảnh hưởng bởi quan niệm “già trở nên hồ đồ”, nên nhiều khi không hay biết gì mà tự chấp nhận sự thực là mình “già”, nên thường ngày lười động não, khiến não bộ dần dần suy thoái, già hóa.

Bên cạnh đó, người lớn tuổi lại nảy sinh hàng loạt các vấn đề chướng ngại về sinh lý, cảm quan, như chân tay không linh hoạt, thị lực giảm sút, do bệnh tật nên phải nằm giường thời gian dài, khiến người lớn tuổi ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, dẫn đến trí lực nhanh chóng giảm sút.

 

Nguồn: Thanh Xuân

Tri thức Việt Nam




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC