Tối hôm đó, khi đang chuẩn bị đi ngủ, Vương Sư Phó (53 tuổi) bỗng ngất xỉu. Người nhà đã nhanh chóng đưa ông đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán là "nhồi máu não cấp tính". Được các bác sĩ tận tình giúp đỡ, sau hơn hai giờ cấp cứu, ông Vương đã từ cõi chết trở về, nhưng lại để di chứng nặng nề - liệt tứ chi.
Những người thân trong gia đình ông Vương cho biết Vương Sư Phó có tiền sử bệnh cao huyết áp và mỡ máu cao, thỉnh thoảng bị chóng mặt. Tuy nhiên, vì chủ quan nghĩ sức khỏe của bản thân vẫn còn tốt nên không uống thuốc và thăm khám đều đặn. Ngoài ra, ông thường đến nhà bạn để uống rượu, trò chuyện và hút thuốc sau bữa tối.
Sau khi phân tích, bác sĩ đưa ra kết luận cơn nhồi máu não đột ngột của ông Vương có liên quan đến các yếu tố như hút thuốc và uống rượu trong thời gian dài, huyết áp cao, mỡ máu cao, ít vận động và ít uống nước.
Nhồi máu não hay còn gọi là đột quỵ xuất huyết có những đặc điểm của tỷ lệ tử vong cao, và tỷ lệ tái phát cao. Trong những trường hợp nhẹ, nó có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, chân tay có thể bị tê liệt, thậm chí hôn mê cấp tính dẫn đến tử vong.
Người trung niên và người cao tuổi nên xem xét khả năng đột quỵ và đi khám chữa kịp thời, nếu đột nhiên bị mờ một hoặc cả hai mắt, chóng mặt thoáng qua, nói không rõ, chân tay tê và yếu...
Thời điểm vàng điều trị trong vòng 4 giờ sau nhồi máu não còn gọi là cửa sổ thời gian tiêu huyết khối, nếu bỏ qua thời gian điều trị tiêu huyết khối tối ưu thường dẫn đến nhồi máu não diện rộng cho bệnh nhân.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhồi máu não nhưng đa phần đều liên quan đến việc tích tụ các thói quen xấu. Để ngăn ngừa nhồi máu não, hãy chú ý nhiều hơn đến những chi tiết nhỏ trong cuộc sống, đặc biệt là 3 thói quen này sau bữa ăn.
1. Ngồi lâu sau bữa ăn
Ngồi lâu gây nguy hiểm cho sức khỏe và làm tăng tỷ lệ béo phì, tiểu đường, các bệnh tim mạch và khối u, được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào danh sách 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Nhiều người trung niên và cao tuổi thích ngồi lâu sau bữa ăn dẫn đến tốc độ máu chảy chậm. Bên cạnh đó, việc ít vận động khiến lượng mỡ thừa tăng, cholesterol , đường,… sẽ tích tụ trong máu và hình thành các mảng, dễ dẫn đến bệnh tim mạch.
Vì vậy, nên thay đổi thói quen ngồi lâu sau bữa ăn. Hãy đứng dậy tập thể dục 30 phút một lần, hàng ngày vận động nhiều hơn, ít nhất 2 lần / tuần.
2. Hút thuốc sau bữa ăn
Các nghiên cứu cho thấy thời gian hút thuốc càng dài, nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh tim mạch càng cao. Có người nói "điếu thuốc sau bữa ăn đánh chết thần sống". Và thực tế đúng là như vậy, hút thuốc sau bữa ăn có hại hơn bình thường.
Giáo sư Dương Lý thuộc Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc đã chỉ ra rằng, sau khi ăn, nhu động đường tiêu hóa và tuần hoàn máu của cơ thể hoạt động mạnh mẽ, đồng thời hoạt động của các mô cũng tăng lên. Lúc này, hút thuốc khiến phổi và các mô hấp thụ nhiều chất độc hại hơn, gây ra tổn thương đến các cơ quan khác như gan, não, mạch máu và tim .
Vì sức khỏe, hãy bỏ thuốc càng sớm càng tốt. Nếu có thói quen hút thuốc sau bữa ăn thì phải thay đổi ngay.
3. Ngủ ngay sau bữa ăn
Đi ngủ ngay sau bữa ăn là thói quen của nhiều người nhưng lại vô cùng nguy hại cho cơ thể, đặc biệt là người béo phì, người già trên 65 tuổi, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Sau bữa ăn, tuần hoàn máu trong đường tiêu hóa hoạt động mạnh, lưu lượng máu lên não tương đối giảm, việc nằm tĩnh trong khi ngủ dễ làm trầm trọng thêm tình trạng cung cấp máu cho não.
Vì vậy, lời khuyên cho bạn là không nên đi ngủ ngay sau bữa ăn, có thể đi dạo trước, sau đó ít nhất nửa tiếng hãy đi ngủ. Ngoài ra, người cao tuổi không nên ngồi trên ghế, sô pha để ngủ trưa mà nên nằm xuống khi ngủ.
Để giúp mọi người phòng chống nhồi máu não tốt hơn, Đại học Harvard đã đưa ra lời khuyên hữu ích. Nhất định thực hiện 6 điều sau, tránh xa nhồi máu não!
1. Kiểm soát huyết áp
Nếu không kiểm soát được tình trạng tăng huyết áp, nguy cơ nhồi máu não sẽ tăng lên từ 1-4 lần. Do vậy, người bệnh nên giữ huyết áp càng dưới 120/80 càng tốt.
Các cách tốt để kiểm soát huyết áp hàng ngày:
Chế độ ăn ít muối, hàng ngày không quá 1500 mg (khoảng nửa thìa cà phê);
Giảm chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa;
Ăn trái cây và rau mỗi ngày, ăn cá 2-3 lần một tuần, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo mỗi ngày;
Tập thể dục nhiều hơn 30 phút mỗi ngày;
2. Giảm cân
Béo phì và các biến chứng của nó làm tăng nguy cơ nhồi máu não. Cân nặng càng lớn thì nguy cơ nhồi máu não càng cao, do vậy nên kiểm soát BMI trong giới hạn bình thường (18,5-23,9).
Làm thế nào để phát triển một chiến lược giảm cân:
Kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày;
Tăng lượng tập thể dục thông qua đi bộ, chạy và các hoạt động khác và hòa nhập nó vào cuộc sống hàng ngày của bạn.
3. Tăng cường vận động
Tập thể dục giúp giảm cân, giảm huyết áp, đồng thời có thể giảm nguy cơ nhồi máu não. Nên tập thể dục điều độ ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
Cách tăng cường vận động:
Sau bữa sáng hàng ngày, bạn có thể đi dạo gần nhà;
Phát triển thói quen thể dục;
Duy trì cường độ tập luyện phù hợp: nhịp thở và nhịp tim tăng nhẹ, đổ mồ hôi nhẹ nhưng không cảm thấy khó khăn, có thể nói chuyện khi tập luyện;
Nếu không có toàn bộ thời gian tập, bạn có thể chia nhỏ thành 10-15 phút và tập nhiều lần.
4. Cắt giảm rượu
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống rượu bia quá mức có thể làm tăng mạnh nguy cơ nhồi máu não, khuyến cáo không nên uống rượu bia hàng ngày.
Làm thế nào để giảm uống rượu: Lượng rượu hàng ngày của nam giới không quá 25g và lượng rượu hàng ngày của phụ nữ không quá 15g;
5. Điều trị bệnh tiểu đường
Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu và hình thành các cục máu đông, có thể gây nhồi máu não.
Cách kiểm soát lượng đường trong máu :
Theo dõi đường huyết hàng ngày;
Giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc.
6. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc làm đặc máu, tăng mảng bám và gây nhồi máu não. Bỏ thuốc lá là cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ nhồi máu não.
Cách bỏ thuốc lá:
Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra cách bỏ thuốc phù hợp với mình.
Sử dụng các biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá, chẳng hạn như thuốc nicotine, tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các loại thuốc khác.
Đừng từ bỏ việc cai thuốc lá, hầu hết những người hút thuốc đều cần nhiều nỗ lực để cai thuốc thành công.
Nhồi máu não thường xảy ra ở những người trung niên và cao tuổi từ 45 - 70. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngày càng nhiều người trẻ tử vong do nhồi máu não đột ngột. Để giảm thiểu rủi ro trong cuộc sống, chúng ta vẫn phải cố gắng bỏ những thói quen sống và ăn uống không tốt.
Theo Aboluowang
Ngọc Nhi
Theo Trí thức trẻ