Chỉ vì ăn mía có lõi đỏ, người phụ nữ 51 tuổi bị ngộ độc dẫn đến suy đa tạng. Bác sĩ nhắc nhở, nếu thấy mía có hiện tượng lõi đỏ, hoặc chuyển sang màu đen nên vứt bỏ ngay lập tức.

42 1 Nguoi Phu Nu Suy Da Tang Sau An Mia Canh Bao Nen Vut Bo Neu Co Dau Hieu Nay

42 2 Nguoi Phu Nu Suy Da Tang Sau An Mia Canh Bao Nen Vut Bo Neu Co Dau Hieu Nay

Cô Vương ăn hết số mía có lõi đỏ vì tiếc của

Ngày 6/2, tại Khoa cấp cứu của Bệnh viện Minh Châu thuộc Đại học Chiết Giang, Trung Quốc vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm. Bác sĩ Triệu Chí Cường cho biết: "Khi mới đến bệnh viện, bệnh nhân đã xuất hiện tình trạng phổi bị sưng, độ bão hòa oxy trong máu giảm, suy hô hấp, dấu hiệu sinh tồn không ổn định".

Sau khi tìm hiểu được biết, bệnh nhân là cô Vương 51 tuổi, đến từ quận Ngân Châu, Ninh Ba, Trung Quốc. Vào ngày 6/2, thời tiết rất đẹp, lại đang trong những ngày nghỉ của Tết nguyên đán, cô cùng gia đình đến vùng ngoại ô leo núi. Khi đi gia đình cô Vương mang theo nhiều đồ ăn, trong đó có mía để giải khát.

Chồng của cô Vương cho biết:

"Vì trời nóng, chúng tôi vừa leo núi vừa ăn mía. Trong khi ăn, tôi đã cảm thấy mía có vấn đề, vì lõi mía xuất hiện màu đỏ. Tôi đã khuyên mọi người không nên ăn, tuy nhiên vợ tôi vì tiếc nên đã không vứt bỏ, sau đó một mình ăn hết số còn lại".

Sau khi xuống núi, cô Vương và những thành viên khác trong gia đình cùng ăn mía đều xuất hiện triệu chứng nôn ói, đau ngực, tuy nhiên riêng cô Vương là người bị nặng nhất. Gia đình vội vã đưa cô Vương đến bệnh viện.

Bác sĩ Triệu Chí Cường giải thích: "Theo như miêu tả của người nhà bệnh nhân, kết hợp với các triệu chứng bệnh hiện tại, về cơ bản chúng tôi xem xét đến vấn đề bệnh nhân bị ngộ độc mía nghiêm trọng".

Trước tiên, bệnh viện đã tiến hành điều trị cấp cứu và ngay lập tức đưa bệnh nhân đến ICU. Tuy nhiên, tình trạng của cô Vương không khả quan, cô đã bị suy đa tạng vô cùng nguy hiểm, đe dọa tính mạng.

Tại sao cô Vương ăn mía lại bị ngộ độc?

Bác sĩ Triệu Chí Cường giải thích: Lượng đường trong cây mía khá cao. Nếu để trong một thời gian dài, dưới điều kiện nhiệt độ tăng cao, mía rất dễ sản sinh nấm mốc. Đó chính là những "chấm đỏ" trong thân mía có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

42 3 Nguoi Phu Nu Suy Da Tang Sau An Mia Canh Bao Nen Vut Bo Neu Co Dau Hieu Nay

Lõi mía màu đỏ là hiện tượng nấm mốc phát triển

Loại nấm mốc này trên cây mía được gọi Arthrinium, một loại chất cực độc, chuyên sản sinh một loại độc tố có tên "Axit 3-nitropropionic", loại độc tố này chủ yếu gây tổn thương tới hệ thống thần kinh trung ương. Axit 3-nitropropionic chịu được ở nhiệt độ cao và rất khó loại bỏ, việc rửa sạch sẽ hoặc nướng trên lửa cũng không làm giảm độc tính của chất này.

Chỉ cần ăn phải chưa đến 0,5g Axit 3-nitropropionic đã đủ gây ra hiện tượng ngộ độc ở người. Thời gian ủ bệnh thông thường là 2-5 tiếng, một số bệnh nhân khi nhiễm độc có thể sau 2 ngày mới phát bệnh. Trong trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng ngộ độc xuất hiện chỉ 10 phút sau khi ăn mía bị mốc.

Khi bị ngộ độc, người bệnh thường có các triệu chứng như nôn ói, tiêu chảy, chóng mặt, nặng hơn có thể xuất hiện co giật, hôn mệ, dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác hoặc hệ thần kinh trung ương, nghiêm trọng bệnh nhân còn có thể bị mù mắt, toàn thân co giật, cuối cùng là tử vong.

Chọn mía như thế nào để tránh ngộ độc?

Bác sĩ Triệu Chí Cường nhắc nhở:

Mọi người khi ăn mía phải hết sức cẩn thận, chúng ta nên quan sát, chọn lựa mía kỹ càng để tránh bị ngộ độc. Khi mía bị hỏng các mắt mía bên ngoài thường xuất hiện bị đổi màu. Hoặc khi thấy phần thịt mía cũng đổi màu trắng thành những đóm đỏ, mía có mùi lạ thì tốt nhất không được sử dụng.

Hiện tại, các bác sĩ cho biết chưa có cách điều trị hiệu quả cho tình trạng ngộ độc mía mốc. Nếu bị nhiễm độc trước tiên gây nôn, đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Hà Vũ (Dịch theo Kknews)

Nguồn: Vietnamnet.vn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC