Khi mức sống ngày càng được nâng cao, con người ngày càng chú trọng hơn đến việc điều hòa cơ thể, giữ gìn sức khỏe. Mọi người muốn có cuộc sống lâu dài hơn và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, để có tuổi thọ cao không phải cứ cố gắng là được bởi có rất nhiều yếu tố quyết định điều đó, ví dụ như vóc dáng cơ thể, tính cách con người...
4 đặc điểm của người có tuổi thọ ngắn, trước 45 tuổi có dù chỉ 1 cũng rất nguy hiểm
1. Eo to, hông to
Mỹ là quốc gia phát triển hơn Nhật Bản, mức sống và tiêu chuẩn y tế thuộc loại tốt nhất trên thế giới, nhưng tuổi thọ trung bình ở Mỹ chỉ là 78 tuổi, thấp hơn 6 năm so với 84 tuổi của Nhật Bản. Nguyên nhân bởi tỷ lệ béo phì ở Mỹ quá cao, lên tới 30%. Béo phì vô cùng tai hại, có thể gây cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của gan, tuyến tụy, đường tiêu hóa... Theo nghiên cứu, người có vùng bụng to, hông to đồng nghĩa rằng mỡ nội tạng tương đối nhiều, điều đó có thể làm suy giảm tuổi thọ vì vậy cần tăng cường tập luyện để giảm mỡ.
2. Không thích cười
Theo một nghiên cứu của Đại học Wayne State, Hoa Kỳ, độ tuổi trung bình của những người thích cười cao hơn những người không cười là 7 tuổi.
Tại sao nụ cười lại tạo ra sự khác biệt lớn như vậy trong tuổi thọ? Có hai lý do chính, một là các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người thích cười có thể làm giảm mức adrenaline, có lợi cho việc ổn định nhịp tim, giảm mệt mỏi và giảm huyết áp; thứ hai, những người thích cười thường tích cực và lạc quan hơn, có tính cách hướng ngoại hơn và ít nhạy cảm hơn... đây đều là tiêu chí của người sống thọ.
3. Ngồi quá nhiều mỗi ngày
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều người hiện nay không còn cần phải lao động chân tay nữa mà thay vào đó là ngồi văn phòng, ít vận động. Ngay từ năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ ra rằng hàng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu người chết do ngồi lâu, ước tính đến năm 2020, 70% các vấn đề sức khỏe sẽ là do ít vận động gây ra.
Trước hết, nếu ngồi lâu, vùng thắt lưng và cột sống cổ phải chịu áp lực lâu chắc chắn sẽ bị tổn thương. Ngoài ra ngồi lâu sẽ cản trở quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng đến các mô như tim, não, mạch máu. Ngồi quá lâu cũng sẽ làm chậm nhu động tiêu hóa và giảm tiết dịch tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Khuyến cáo không nên ngồi lâu quá 3 tiếng, cứ sau 2 tiếng nên đứng dậy tập thể dục 10 phút, đi lại, lắc tay, vặn cổ.
4. Ăn tối quá nhiều
Nhiều chuyên gia sức khỏe cho rằng: 25% chức năng của bữa tối là duy trì sự sống, và 75% là tăng nguy cơ đến bệnh viện.
Bữa tối quá no không tốt cho sức khỏe, do hoạt động của con người bị giảm sút sau khi thức đêm, bữa tối quá nhiều chất béo sẽ khiến calo dư thừa, dẫn đến béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bữa tối nên ăn ít thịt đỏ như lợn, bò, cừu, nên ăn nhiều rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Theo Nhịp Sống Việt