Dưới đây là một số thói quen cần lưu ý trong khi sử dụng xoong nồi để tránh nhiễm độc cho gia đình
1. Sử dụng nồi nhôm và những sai lầm cần chú ý
Nhôm (Al) là kim loại phổ biến nhất, có nhiều đặc tính vật lý và hóa học tốt như: nhẹ, mềm, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, có độ phản chiếu cao, dễ tái sinh… Vì thế nhôm và các hợp kim của nó được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, phục vụ cuộc sống con người.
Tuy nhiên ở góc độ dinh dưỡng thì các chuyên gia lại xếp nó ngang hàng với thủy ngân! Chỉ cần đưa vào cơ thể hàm lượng rất nhỏ, hàng mg thì kim loại này đã gây độc rồi, là nguyên nhân gây ra các bệnh thần kinh, mất trí nhớ, Alzheimer, parkinson…
Đặc tính dễ phản ứng gây ra những chất độc hại
Những nồi nhôm dễ bị ăn mòn và là kim loại lưỡng tính, nó có thể phản ứng với cả axit và bazơ, nên các đồ dùng thiết bị có chứa nhôm đều rất dễ bị ăn mòn khi dùng để chứa đựng hoặc chế biến thực phẩm. Khi bị ăn mòn, phản ứng với các thành phần trong thực phẩm, nhôm sẽ theo đường ăn uống đi vào máu rồi tích lũy lại đến mức gây độc cho cơ thể.
Điều đáng nói là chỉ ở hàm lượng thấp, nhôm đã gây bệnh rồi, do đó cần lưu ý hạn chế sử dụng đồ dùng bằng nhôm khi nấu và bảo quản thức ăn.
Ảnh: dantri.com
Để thức ăn qua đêm trong nồi chảo nhôm
Đối với đồ nhôm dù là nhôm tốt, nếu không được xử lý bề mặt tốt thì độ ăn mòn của nhôm cao nhất là trong môi trường muối, chua. Các món mặn dễ ăn mòn nhôm, làm hàm lượng nhôm trong thức ăn tăng lên. Bạn có thể nhận biết điều này khi kiểm tra thấy lớp bóng sáng ban đầu của xoong nồi nhôm đã thay thế bằng một lớp xỉn màu, loang lổ không đều, đôi khi lấy tay sờ vào sẽ có cảm giác nhám tay.
Khi sử dụng đồ nhôm trong ăn uống tránh để đựng thức ăn qua đêm, không dùng để đựng những đồ ăn mặn như cá kho, thịt kho, canh chua, không dùng đồ nhôm để muối dưa cà.
Dùng đồ nhôm rán trứng
Lòng trắng trứng có pH mang tính kiềm (khoảng 7.6 đến 9.5), do vậy có thể “hòa tan” nhôm vào món trứng.
2. Sử dụng cước sợi kim loại để cọ rửa
Với các loại vết bẩn cứng đầu, mọi người thường có xu hướng sử dụng loại cước sợi kim loại để cọ rửa. Mặc dù có ưu điểm là tạo ra ma sát lớn, có tính bào mòn mạnh, từ đó giúp tẩy đi các vết bẩn, mảng cháy trên các xoong nồi bằng kim loại rất hiệu quả. Tuy nhiên, những mối điều nguy hiểm luôn tiềm tàng khi dùng:
+ Sợi cước làm từ kim loại kém chất lượng, tạp chất cao, hoặc cước đã cũ dễ bị đứt gãy dính vào quai xoong nồi, nếu bất cẩn sẽ rơi vào thức ăn. Sợi kim loại sẽ len lỏi bám vào thành ruột gây tắc ruột, thậm chí có thể gây viêm ruột, rách ruột và những tổn thương khác.
+ Khi dùng cước kim loại chà mạnh, lớp thụ động hóa hoặc lớp ô-xít nhôm được tráng trên bề mặt của xoong, chảo sẽ bị bào mòn. Lớp oxit nhôm đấy bị thủng ra sẽ gây hại cho sức khỏe khi nấu hay đựng đồ ăn, gây nhiễm độc kim loại.
3. Sử dụng chảo chống dính
Ảnh: foodal.com
Một trong những sai lầm đầu tiên phải kể đến là cách đun nấu của người nội trợ, đó là không kiểm soát được nhiệt độ của nồi nấu, hoặc quên làm cho nhiệt độ nồi tăng rất cao. Điều này đối với các loại chảo chống dính sẽ rất nguy iểm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chảo chống dính chứa hợp chất gây độc cho cơ thể. Các hợp chất này có thể gây nhiễm độc cho gan, rối loạn trong chuyển hóa lipid, rối loạn hệ thống miễn dịch và nội tiết, ngộ độc và tử vong ở trẻ sơ sinh, u trong nhiều cơ quan, liên quan đến ung thư tinh hoàn và thận, suy gan, suy giáp, viêm loét đại tràng, trẻ sinh ra nhẹ cân và nhỏ, béo phì, giảm lượng hooc-môn và chậm dậy thì.
Tuy nhiên lớp chống dính bị phá hủy khi bắt đầu ở nhiệt độ 240 độ và giải phóng ra các chất độc hai. Vậy nên khi nấu cần chú ý tránh đun chảo quá lâu một mình hoặc đun dầu cháy, đun cùng với thức ăn hoặc nước sẽ hạn chế được nhiệt độ quá cao ở chảo.
Ngoài ra cần lưu ý không được xả nước lạnh vào chảo khi chảo còn đang nóng vì dễ làm bong tróc lớp chống dinh.
Nguồn: Minh Nguyên
DKN.tv