Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ nhưng không cứu được mạng sống của cô giáo Tôn.

Cô Tôn là giáo viên dạy cấp 3 nhưng đã không may qua đời vì bị nhồi máu não đột ngột. Được biết, tại thời điểm trước kì thi đại học, cô Tôn đã cùng các học sinh ôn luyện vất vả với nhiều áp lực. Để có thể giúp các em học sinh có thể vào được những trường đại học mong muốn, cô Tôn đã dạy thêm nhiều giờ cho đến tối muộn, hầu như ngày nào cũng vậy.

Cho tới một hôm, sau khi xong việc, cô Tôn mới đi chợ mua rau. Trên đường về nhà thì thấy đầu óc choáng váng, ngất xỉu xuống đường. Cô nhanh chóng được người đi đường đưa đi cấp cứu gấp. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán cô bị nhồi máu não đột ngột và cần tiến hành phẫu thuật ngay lập tức.

1 Nu Giao Vien Qua Doi Vi Nhoi Mau Nao 2 Mon An La Thu Pham Bac Si Nhac Nho Neu Chu Y Cac Trieu Chung Nay Co The Da Duoc Cuu Song

Tin cô giáo Tôn không may đã qua đời khiến giáo viên và học sinh của trường không khỏi bàng hoàng. Khi gia đình cô Tôn đến viện, bác sĩ cho biết nguyên nhân có thể là do thói quen ăn uống không điều độ trong cuộc sống hàng ngày của cô. Vốn đã vô cùng bận rộn với công việc giảng dạy, cô Tôn còn có thói quen ăn chay. Nhưng điều đáng nói ở đây là các món cô hay ăn lại có nhiều chất béo, cholesterol cao và nhiều muối, cụ thể là món: Cà chua với trứng, cà tím kho tộ.

Bác sĩ nhắc nhở mọi người cần chú ý đến chế độ ăn uống và ăn uống điều độ càng tốt. Nếu ăn chế độ ăn có nhiều chất béo, cholesterol cao, và nhiều muối, nhiều đường sẽ dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao hơn.

Theo các bác sĩ, món trứng sốt cà chua hay cà tím kho tộ khi chế biến sẽ hấp thụ nhiều dầu và đường, ăn quá nhiều sẽ dễ làm tăng lượng lipid máu trong cơ thể, gây tắc nghẽn. mạch máu và gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Có những triệu chứng đột quỵ ở phụ nữ không giống ở nam giới

Nhắc đến đột quỵ, ai cũng biết rằng đó là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Mặc dù ai cũng đã từng nghe nói đến đột quỵ nhưng không phải tất cả mọi người đều biết về các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn và hậu quả của nó. Các bác sĩ cho biết, có thể cô Tôn đã có những dấu hiệu cảnh báo trước đó nhưng do quá bận rộn mà bỏ qua hoặc cho rằng đó là dấu hiệu của các bệnh khác.

Phụ nữ có nhiều khả năng có các dấu hiệu đột quỵ không điển hình như ở nam giới. Điều này là do thống kê của các nghiên cứu trước đây hầu hết là nam giới, nhưng trên thực tế, nữ giới khác nhau về phản ứng của họ đối với sự khó chịu do sự khác biệt về tâm sinh lý so với nam giới.

Chính bởi điều này mà các triệu chứng đột quỵ ở nữ giới thường bị bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm khiến người bệnh có thể không được cứu sống kịp thời.

2 Nu Giao Vien Qua Doi Vi Nhoi Mau Nao 2 Mon An La Thu Pham Bac Si Nhac Nho Neu Chu Y Cac Trieu Chung Nay Co The Da Duoc Cuu Song

Đột quỵ có thể được chia thành nhiều loại, các loại phổ biến nhất bao gồm:

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ, thường được gọi là nhồi máu não.

Đột quỵ xuất huyết, thường được gọi là thiếu máu cục bộ não.

Cơn thiếu máu cục bộ tạm thời, thường được gọi là đột quỵ nhỏ.

Rung tâm nhĩ gây ra đột quỵ là do rung nhĩ kéo dài trong một thời gian dài và đột quỵ là do cục máu đông tan ra.

Trong số các loại đột quỵ này, đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết là hai loại đột quỵ chính. So với tỷ lệ mới mắc, đột quỵ do thiếu máu cục bộ khoảng 80%, đột quỵ xuất huyết khoảng 20%. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong của đột quỵ xuất huyết trong vòng một tháng là khoảng 36%, so với khoảng 10% của đột quỵ do thiếu máu cục bộ, do đó nguy cơ đột quỵ xuất huyết lớn hơn.

Các yếu tố rủi ro gây đột quỵ

1. Tuổi: Cứ 10 năm sau 55, nguy cơ đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.

2. Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ giới.

3. Chủng tộc: Các chủng tộc khác nhau có nguy cơ đột quỵ khác nhau. Theo thống kê hiện nay, người Mỹ gốc Phi có nguy cơ đột quỵ cao hơn.

4. Di truyền: Những người có tiền sử gia đình bị đột quỵ thì nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.

5. Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm tăng gấp 3 lần nguy cơ đột quỵ. Sở dĩ bệnh tiểu đường được coi là một yếu tố khó kiểm soát là do về cơ bản bệnh tiểu đường hiện nay không thể chữa khỏi và khó kiểm soát hơn các bệnh mãn tính khác.

Theo Pháp luật và bạn đọc




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC