Quả cà chua chứa lycopene chống ung thư
Nhắc tới cà chua, rất nhiều người sẽ nghĩ đến chất lycopene. Nghiên cứu phát hiện, chất lycopene có nguồn gốc thực vật này có khả năng xóa bỏ gốc tự do mạnh hơn cả vitamin C, vitamin E, carotene, có thể có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh khỏi tổn thương bởi các oxy gốc tự do. Ở một mức độ nhất định, lycopene sẽ khởi tác dụng chống ung thư, bảo vệ sức khỏe tim mạch, làm chậm lão hóa, bảo vệ da, v.v.
Cà chua có nhiều loại khác nhau. Màu sắc, kích cỡ từng loại cũng khác nhau rất nhiều, khẩu vị và hàm lượng dinh dưỡng cũng khác nhau, vậy loại cà chua nào có nhiều dinh dưỡng? Cà chua màu cam chứa hàm lượng carotene cao, cà chua màu đỏ chứa hàm lượng lycopene và carotene không cao. Cà chua màu vàng nhạt chứa lượng nhỏ carotene, gần như không chứa hàm lượng lycopene.
Thông thường, cà chua có màu càng đỏ, càng chín thì hàm lượng lycopene càng cao, tính chống ung thư càng mạnh.
Ảnh minh họa từ Shutterstock
Ăn cà chua chín bảo vệ tim mạch
Cà chua rất giàu vitamin, carotene, và khoáng chất như canxi, kali. Lycopene là sắc tố chủ yếu trong cà chua chín, có tính chống ô xy hóa mạnh, có thể giảm rủi ro mắc các bệnh tim mạch, giảm cholesterol xấu, có thể ngăn ngừa sự kết tụ tiểu cầu và huyết khối.
Cũng có nghiên cứu chứng minh, thường xuyên ăn cà chua có thể phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, do đó bình thường, nam giới cũng có thể ăn nhiều.
Nếu muốn đạt được công hiệu phòng chống bệnh tật, mỗi ngày nên ăn khoảng 18mg lycopene, tức khoảng 400g cà chua chính mới có thể phát huy được công hiệu của cà chua như bảo vệ huyết quản, phòng chống ung thư. v.v.
Phòng ngừa ung tư tuyến tiền liệt
Lycopene là một thành phần sắc tố tự nhiên trong thực phẩm. Nó bao gồm carbon và hydro và thuộc nhóm carotenoids. Hàm lượng của nó trong cơ thể chi phối trực tiếp đến sức khỏe của tuyến tiền liệt và phổi của nam giới và mức độ lão hóa của da. Nó được các chuyên gia ca ngợi là “yếu tố sống” quan trọng nhất trong cơ thể con người.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy: nồng độ lycopene của tuyến tiền liệt giảm, khiến nó không thể chống lại sự xâm thực của các gốc tự do, dẫn đến sự biến đổi và lão hóa tuyến tiền liệt. Cùng với tuổi tác ngày càng cao, việc bổ sung lycopene từ các nguồn bên ngoài là biện pháp vô cùng quan trọng trong chống ung thư tuyến tiền liệt.
Không nên ăn cà chua xanh
Khôn nên ăn cà chua khi còn xanh, bởi trong cà chua xanh có chứa chất tomatine có thể dẫn tới ngộ độc (Ảnh từ Shutterstock)
Điều cần phải chú ý đó là, không nên ăn cà chua chưa chín, tức vẫn còn xanh. Bởi vì trong cà chua xanh có chứa một loại chất kiềm, chất này được gọi là tomatine, ăn vào quá nhiều chất này có thể dẫn tới ngộ độc, xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, tay chân không còn sức, v.v. Tomatine sẽ liên tục được giảm trong quá trình quả cà chua chín, do đó, có thể yên tâm ăn quả cà chua đã chín hoàn toàn.
Khi mua cà chua, cần chọn loại có vẻ ngoài tròn, bóng, ngửi có mùi đặc trưng của cà chua, cầm trên tay có cảm giác nặng. Quả có phần có màu xanh chứng tỏ vẫn chưa chín hẳn, không nên mua về ăn.
Ăn cà chua chế biến chín càng có lợi cho sức khỏe
Một nghiên cứu mới tại Tây Ban Nha chứng minh, ăn cà chua đã qua chế biến chín so với ăn cà chua mà chưa qua chế biến sẽ có lợi cho sức khỏe đường ruột hơn. Hàm lượng lycopene trong sốt cà chua cao hơn, tỷ lệ lưu lại nguyên chất lớn hơn trong quá trình tiêu hóa, và nó dễ dàng được hấp thụ.
Cà chua chiên xào cũng có thể cải thiện hiệu quả của men vi sinh trong ruột. Lactobacillus reuteri là một loại vi khuẩn có tác dụng cải thiện thể chất quá mẫn cảm, ngăn ngừa tái phát dị ứng và điều chỉnh chức năng đường ruột và chúng tồn tại tự nhiên trong cơ thể con người. Một lượng lớn lycopene trong cà chua nấu chín có thể làm tăng hoạt động của Lactobacillus reuteri và phát huy hiệu quả của nó.
Nguồn: Thanh Xuân
Tri thức Việt Nam