Chứng mất trí nhớ là một biểu hiện đặc trưng của sa sút trí tuệ. Bạn không chỉ hay quên, lú lẫn mà còn có khả năng suy luận kém. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), có hơn 5 triệu người ở Hoa Kỳ mắc phải tình trạng này. Nó phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này hiện đang trẻ hóa đến báo động: Sau 30 tuổi, rất nhiều người đã có biểu hiện.
Các thống kê lâm sàng cho thấy, giữ huyết áp khỏe mạnh, không hút thuốc, không thừa cân, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh và rèn luyện trí não đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh bệnh.
Nhất là bữa ăn sáng. Đây là bữa ăn bạn có thể kiểm soát nhiều nhất vì thường ăn ở nhà. Bạn cũng đảm bảo ăn đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ.
Chuyên gia dinh dưỡng Justine Chan (chủ sở hữu của YourDiabetesDietitian) cho biết: "Bữa sáng là cơ hội để nạp đầy cơ thể bạn những thực phẩm có thể làm chậm quá trình lão hóa và trì hoãn các bệnh mãn tính như chứng mất trí nhớ trong những năm sau này.
Sau tuổi 30, ai có 5 thói quen ăn sáng này thì não bộ sẽ luôn trẻ khỏe, minh mẫn, sống đến trăm tuổi vẫn không sợ mất trí nhớ
1. Ăn sáng nhẹ nhàng với quả óc chó
Nếu bạn đi làm muộn và không có thời gian để ăn sáng, hãy gói một ít quả óc chó vào túi để ăn nhẹ.
Óc chó là một nguồn tuyệt vời của ALA (axit alpha-linolenic), một dạng chất béo không bão hòa đa omega-3. 28g hạt óc chó có 1,5g axit alpha-linolenic giúp tăng cường trí não, có thể đóng một vai trò trong việc chống lại chứng sa sút trí tuệ.
Bạn có thể nướng quả óc chó như một loại bánh nướng xốp tự làm để ăn sáng cũng rất tốt.
2. Ăn trứng vào bữa ăn sáng
Trứng, dù nấu theo bất cứ cách nào, cũng là một bữa sáng giàu protein và no bụng. Bữa sáng với trứng được chứng minh là giúp bạn giảm cân, xây dựng cơ bắp.
Chúng cũng giúp xây dựng và phát triển trí não cho trẻ. Các nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ ăn trứng thường xuyên giúp cải thiện điểm số học tập, tập trung sự chú ý và tăng cường trí nhớ trong thời gian ngắn so với những đứa trẻ chỉ ăn lòng trắng trứng hoặc sữa chua.
3. Ăn bột yến mạch
Mức độ thấp trong huyết thanh của một số chất dinh dưỡng như folate, vitamin E và flavonoid có liên quan đến chức năng nhận thức kém, mất trí nhớ và phát triển chứng mất trí nhớ.
Trong khi đó, việc ăn sáng bằng bột yến mạch nguyên chất là nguồn cung cấp vitamin B tuyệt vời, bao gồm folate và vitamin B12.
Giới chuyên gia khuyên, bạn nên thêm các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt lanh xay, hạt chia, hạt hướng dương và hạt bí ngô vào bột yến mạch để bổ sung vitamin E, giúp duy trì chức năng thần kinh và ngăn ngừa suy giảm nhận thức.
Bạn cũng có thể ăn nó kèm với các loại quả mọng. Chúng chứa một lượng lớn flavonoid. Đó có thể là lý do tại sao chúng rất hữu ích trong việc bảo vệ các kết nối thần kinh và ngăn ngừa các mảng amyloid vốn là đặc trưng của bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
4. Uống sinh tố rau hoặc trái cây
Ngay cả khi bạn không thích ăn sáng thì sau tuổi 30, hãy cố gắng uống một ly sinh tố ngay vào bữa sáng. Tuy nhiên cần lưu ý sinh tố đi kèm các loại quả mọng và rau xanh.
Các loại quả mọng và rau lá xanh là 2 loại thực phẩm tốt cho não bộ được đưa vào chế độ ăn uống MIND, có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe não bộ.
Các nghiên cứu cho thấy,tiêu thụ thường xuyên các chất dinh dưỡng trong những thực phẩm đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tới 53%. Tuy nhiên, theo CDC, trong thực tế ghi nhận cứ 10 người trưởng thành thì chỉ có một người ăn đủ số lượng trái cây và rau quả được khuyến nghị hàng ngày. Do đó mọi người cần chú ý bổ sung rau quả hơn.
5. Loại bỏ carbs có đường trong bữa ăn sáng
Nhiều người rất chuộng bữa sáng ngọt ngào. Bằng chứng là nếu không ăn sáng với trứng hay yến mạch, có thể bạn sẽ thèm một ly cà phê với bánh rán, bánh mì sừng bò, bánh ngọt...
Được chế biến trong thời gian ngắn hạn, bánh ngọt được làm với quá nhiều đường tinh luyện và chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa. Điều này có thể gây ra chứng sương mù não và mệt mỏi về tinh thần do lượng glucose tăng và giảm nhanh chóng. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe não bộ.
Lượng đường và bản chất đã qua chế biến của ngũ cốc có đường góp phần làm tăng cân, viêm nhiễm mãn tính và sức khỏe đường ruột kém.
Tình trạng viêm có thể làm chậm chức năng nhận thức và sức khỏe đường ruột kém có thể góp phần vào chức năng não kém thông qua trục não - ruột.
Do đó, ngoài việc tránh thói quen tiêu thụ đồ uống sáng có đường như đồ uống cà phê ngọt, bạn cũng nên tránh nước tăng lực và nước ép trái cây đóng chai.
5 nhóm người dễ mắc chứng sa sút trí tuệ, ngay cả khi đang còn rất trẻ
1. Người bị di truyền từ tiền sử gia đình
Mất trí nhớ có liên quan đến di truyền từ tiền sử gia đình. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh này, thì con ruột của họ có nguy cơ mắc bệnh cao tới hơn 3,5 lần.
2. Người có sở thích ăn uống nhiều năng lượng
Nhóm người thích ăn uống nhiều, hàm lượng calo cao sẽ làm cho họ dễ bị béo phì. Từ đó dễ bị hội chứng chuyển hóa, làm giảm chức năng chuyển hóa cơ bản, dẫn đến tình trạng rơi vào một chu kỳ luẩn quẩn, ăn nhiều sẽ mắc bệnh tam cao (huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao). Đây là một trong những nguyên nhân gây đãng trí trong tương lai.
3. Người từng bị chấn thương vùng đầu
Người nào trước 65 tuổi từng bị chấn thương vùng đầu như ngã, tai nạn, phẫu thuật liên quan có khả năng mắc bệnh đãng trí tăng cao đáng kể. Khi đã có lịch sử chấn thương vùng đầu, sẽ dễ gây ra chứng suy giảm nhận thức, trí nhớ sụt giảm và đãng trí.
4. Người có bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não
Xơ vữa động mạch là một trong những yếu tố nguy cơ mất trí nhớ tương đối cao. Nghiên cứu cho thấy, người bị bệnh mỡ máu, cholesterol cao có tỉ lệ mắc bệnh mất trí cao hơn người khác.
Nhóm người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, loạn nhịp tim… cũng liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh sa sút trí tuệ. Bệnh về mạch máu não còn liên quan đến rối loạn chức năng nhận thức. Bệnh tiểu đường nặng trong thời gian dài cũng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh đãng trí.
5. Người có tâm trạng bi quan
Cảm xúc rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nếu bạn không chú ý chăm sóc tâm trạng của mình để sống vui vẻ, thay vào đó là tâm trạng bi quan hoặc để bản thân rơi vào trạng thái trầm cảm, thì xác suất mắc bệnh đãng trí tăng lên rất nhiều.
Theo Pháp luật và bạn đọc