Được mệnh danh là linh dược của cuộc sống, tỏi mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chữa ho bằng tỏi là một trong những bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm và an toàn được nhiều người áp dụng.
Mẹo chữa ho bằng tỏi xuất hiện từ nhiều năm về trước. Những cách trị ho tự nhiên này không chỉ giúp cơn ho thuyên giảm nhanh chóng mà còn an toàn và có thể áp dụng với cả người mang thai hay trẻ nhỏ.
Tác dụng trị ho của tỏi
Ho là hiện tượng thường xảy ra khi bạn để phế quản bị lạnh, bị vi khuẩn tấn công làm đau rát hay ngứa ngáy cổ họng dẫn đến. Tình trạng ho khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, thậm chí ho lâu ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác của cơ thể, điển hình là phổi.
Trị ho bằng tỏi giúp tránh được các tác hại không mong muốn từ kháng sinh
Trong tỏi chứa thành phần Allincin là một chất kháng sinh tự nhiên cực mạnh đẩy lùi các triệu chứng của ho và nhiễm trùng. Ngoài ra với thuộc tính ấm nên tỏi có khả năng khử hàn ẩm, tránh lạnh loại trừ các nguyên nhân gây ho ở mọi người.
Những mẹo trị ho bằng tỏi tại nhà
Bài thứ 1: Tỏi tươi
Ảnh: laodongthudo.vn
Với thành phần kháng sinh mạnh, tỏi có thể trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Điều bạn cần làm chỉ là bóc vỏ củ tỏi ngậm trong miệng, thỉnh thoảng nhai một chút, để vị cay nồng của tỏi được xuất ra, nuốt dần xuống cổ họng, 1 tép tỏi ăn trong khoảng 1 giờ, có thể giúp giảm ngứa rát cổ họng hiệu quả.
Bài thứ 2: Tỏi + đường
Bài thuốc này rất hiệu quả và dễ sử dụng nên rất thích hợp cho trẻ nhỏ.
Cách làm: Dùng 30 g tỏi, 10 g đường viên, thêm 200 ml nước. Trước tiên, cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun bằng lửa to, khi sôi giảm nhỏ lửa đun thêm vài phút, cho tới khi cạn còn 1 bát con nhỏ.
Mỗi ngày dùng 3 lần vào sáng, trưa, tối, ngày hôm sau sẽ thấy hiệu quả luôn, dùng liên tiếp 3 ngày sẽ khỏi bệnh.
Bài thứ 3: Tỏi nướng
Ảnh: eva.vn
Lấy khoảng 3 hoặc 4 nhánh tỏi, bóc vỏ, cắt thành từng lát mỏng. Buổi tối trước khi đi ngủ nướng những tép tỏi đó lên, sau khi vàng, dùng chày nghiền nhỏ, càng nhỏ càng tốt. Lấy 1 thìa cafe tỏi đã nghiền đó cho vào cốc, cho thêm 1 chút đường đỏ và 1 chút nước sôi để nguội, trộn đều lên và uống. Ngày dùng 1 đến hai cốc, uống liền trong 3 ngày, có thể điều trị ho hiệu quả.
Bài thứ 4: Tỏi + gừng
Trong trường hợp cơ thể bị nhiễm lạnh nặng kèm theo các triệu chứng ho, nhiều đờm màu trắng đục, thì có thể sử dụng bài thuốc này rất có hiệu quả.
Cách làm: Với trẻ nhỏ dùng 3 lát gừng tươi, 3 tép tỏi, nửa thìa café đường đỏ; với người lớn dùng 7-8 lát gừng tươi, 7-8 tép tỏi, 1 thìa café đường đỏ, cho vào nồi lượng nước thích hợp, để lửa vừa phải đun trong 10 phút là được, trường hợp nghiêm trọng có thể dùng 1 ngày 3 lần.
Bài thứ 5: Trà tỏi
Bóc khoảng chục tép tỏi, ngâm vào ly nước, thêm lượng đường thích hợp, dùng nước ấm để ngâm, dùng thay trà ấm. Mỗi ngày dùng 1 lần, người ho nhiều ngày dùng 2 lần, phương pháp này có thể nhanh chóng giảm ho và đờm rất hiệu quả.
Bài thứ 6: Rượu tỏi
Ảnh: Soha.vn
Tỏi đập nhỏ và ngâm vào chai nhỏ như chai rượu thuốc, để miệng chai sát vào lỗ mũi, cố gắng hít hơi cay xộc lên mũi, có thể kích ứng vị giác, một ngày ngửi từ 4-5 lần, sau khi hết hơi cay xộc lên lại thay lượt tỏi mới. Không cần dùng chai quá to, miệng chai nhỏ vừa với lỗ mũi là được. Ngoài ra, cũng có thể bóc vỏ ngoài và rửa sạch tỏi, cho mật ong vào đó ngâm, đậy nắp lại ngâm trong vòng khoảng một tuần, lấy ra ăn.
Lưu ý: Nhiều người sợ mùi tỏi nên không dám ăn, tuy nhiên bạn chỉ cần ăn táo sau khi dùng thuốc tỏi là vấn đề sẽ được giải quyết
Minh Nguyên t/h
Phụ nữ Online