Bệnh nhân có đường huyết cao có thể uống trà, đặc biệt là 6 loại trà siêu ngon, siêu tốt dưới đây.

Trong đời sống văn hóa của người Việt, trà là thức uống vô cùng thân thuộc, được sử dụng suốt nhiều năm, nhiều đời, có mặt từ quán nước đầu ngõ đến những nhà hàng sang trọng.

Người bệnh tiểu đường vẫn thường đi tìm những thức uống đắt đỏ có lợi cho đường huyết mà lại quên mất trà. Trà ít béo, thanh nhiệt, ít đường nên không hề ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Không những vậy, việc uống trà còn có tác dụng nhất định giúp cơ thể ức chế quá trình phân hủy chất béo và đường.

Bệnh nhân có đường huyết cao có thể uống trà, nhưng cần chú ý phương pháp uống trà. Trà có chứa cafein có thể kích thích vỏ não, không thích hợp uống trà đậm trước khi đi ngủ để tránh mất ngủ, không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường.

6 loại trà cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường

1. Trà kiều mạch

Trà kiều mạch có chứa lượng chất xơ rất lớn. Chính vì thế, việc tiêu thụ thức uống này có thể hỗ trợ cơ thể hấp thụ đường vào máu một cách ổn định. Uống trà kiều mạch có thể làm giảm lượng đường trong máu, tăng cường sức khỏe dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.

2. Trà xanh

Trà xanh có chứa catechin, có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường huyết ở ruột non, do đó nó có thể ức chế sự gia tăng của lượng đường trong máu sau bữa ăn. Trà xanh cũng chứa chất chống oxy hóa và có thể làm giảm viêm trong cơ thể. Tuy nhiên, trà xanh có thể gây kích thích dạ dày nên những bệnh nhân tiểu đường có biến chứng ở dạ dày nên uống ít hơn.

3. Trà đen

Trà đen có chứa polyphenol, có thể thúc đẩy sản xuất insulin trong cơ thể. Từ đó hỗ trợ các loại thuốc kiểm soát lượng đường trong máu và giúp bệnh nhân tiểu đường duy trì ổn định lượng đường trong máu.

Trà đen được mệnh danh là "insulin tự nhiên" tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đang dùng hormone để kiểm soát lượng đường trong máu thì không nên uống trà đen.

4. Trà ô long

Trà ô long có tác dụng hạ lipid máu, giảm cholesterol, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Đồng thời có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng của người bệnh.

5. Trà râu ngô

Ngô là một loại ngũ cốc thô. Dịch chiết râu ngô có chứa saponin, flavonoid, axit hữu cơ... có tác dụng lợi tiểu và giảm sưng tấy, giảm huyết áp, giảm đường huyết, tăng cường khả năng miễn dịch cho người bệnh tiểu đường.

1 Thuc Uong Giup Ha Duong Huyet Cuc Tot Vua Ngon Vua Re Co Ban Day Cho Viet Nhung Khong Phai Ai Cung Biet De Tan Dung

Trong Y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình. Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) chia sẻ, râu ngô có thể được sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Mỗi ngày bạn có thể dùng 40 - 50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể kết hợp cùng với các vị như mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… để tăng hiệu quả.

6. Trà lá dâu tằm

Trà lá dâu tằm có chứa một thành phần đặc biệt đó là deoxymycin, có thể ức chế tốt ruột non phân hủy đường thành glucose. Do đó ức chế sự gia tăng của lượng đường trong máu. Người bệnh tăng đường huyết uống trà lá dâu tằm trước bữa ăn sẽ có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt.

Lưu ý:

Dù uống loại trà nào, người tiểu đường cũng nên nhớ chọn loại trà nhạt. Uống trà pha đậm sẽ khiến cơ thể bị kích thích, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch và hệ thần kinh. Hơn nữa, người bệnh tiểu đường không nên uống nhiều trà trong bữa ăn kẻo gây kích thích dạ dày.

Theo Nhịp Sống Việt




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC