TS.BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, trẻ thường mắc các vấn đề về đường hô hấp, tiêu hóa khi tham gia học tập, do thời tiết lạnh, ẩm, chênh lệch nhiệt độ, nhất là ở các tỉnh phía Bắc. Vì thế, trẻ cũng rất dễ nhiễm các bệnh lý hô hấp, trong đó có COVID-19. Vai trò của cha mẹ, thầy cô rất quan trọng khi hướng dẫn trẻ các biện pháp phòng, chống nhiễm bệnh, nhất là sau khoảng thời gian dài trẻ ở nhà, ít tiếp xúc với môi trường xung quanh.
“Phần lớn các trường hợp biểu hiện triệu chứng nhiễm virus như sốt, ho, sổ mũi, mệt ..., một số trường hợp kèm theo vấn đề viêm phổi, viêm tiểu phế quản và hồi phục ổn định sau khi kiểm soát các bệnh lý đi kèm. Diễn biến nặng đa phần trên những trẻ bệnh nền, mạn tính như suy giảm miễn dịch...”, TS.BS. Nguyễn Thành Nam nói.
Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội) trong ngày đầu trở lại trường. (Ảnh minh họa)
Theo TS.BS Nguyễn Thành Nam, các gia đình cần cho con tiêm phòng ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế; tăng cường sức đề kháng (dinh dưỡng, tập luyện, tránh thừa cân béo phì); kiểm soát tốt các bệnh mạn tính. Phụ huynh cũng cần lưu ý tránh để trẻ nhiễm lạnh; đảm bảo thông khí tốt trong môi trường sống, học tập; vệ sinh bàn tay; sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc người khác.
Khi trẻ không may bị COVID-19, cha mẹ cần theo dõi trạng thái của trẻ về tinh thần. Những trẻ có thể điều trị ở nhà vẫn có thể hoạt động, vui chơi tương đối như những ngày khỏe mạnh. Trẻ vẫn đảm bảo được mức độ ăn uống tương đối như ngày khỏe mạnh.
Gia đình có thể quan sát nhịp thở của trẻ: Trẻ dưới 2 tháng nhịp thở bình thường 12 tháng nhịp thở bình thường 5 tuổi thở nhanh khi > 30 lần/phút.
Khi thấy trẻ có những triệu chứng như: sốt cao > 39 độ không kiểm soát được;thở nhanh; nhịp tim nhanh; SpO2
THANH HẢI
Nguồn: vtc.vn