TS. Michael Yafi, Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas, và các cộng sự đã theo dõi lượng sữa tiêu thụ hàng ngày của 353 trẻ béo phì tuổi từ 3 – 18 tuổi trong thời gian 2 năm từ tháng 12/2008 đến tháng 12/2010.
Trung bình, chỉ 1/10 số trẻ có tuổi trung bình là 11 uống sữa đủ lượng sữa khuyến nghị hàng ngày là từ 1,5 pin (khoảng 720ml sữa) trở lên.
Các bé gái uống ít sữa hơn nam, nhưng không có sự khác biệt về lượng tiêu thụ ở các sắc tộc khác nhau.
Nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị châu Âu về bệnh béo phì ở Vienna cho thấy chỉ số insulin lúc đói thấp hơn khoảng 50% ở trẻ em uống ít nhất 1pint (480ml) sữa mỗi ngày – một dấu hiệu của sức khỏe tốt.
Đây là kết quả sau khi đã tính đến các yếu tố khác bao gồm chủng tộc, sắc tộc, giới tính và mức độ hoạt động thể chất.
Uống nước ngọt và nước ép trái cây – cùng với lượng glucose của chúng, độ nhạy cảm insulin và loại sữa uống dựa trên hàm lượng chất béo – cũng được xem xét.
Hơn một nửa số trẻ em báo cáo uống ít hơn nửa pint (240ml) sữa mỗi ngày có chỉ số insulin cao – so với khoảng 1/4 số trẻ uống ít nhất một pint (480ml).
Không có mối liên quan giữa lượng sữa hoặc đường huyết và mức cholesterol.
Điểm mấu chốt, các nhà nghiên cứu cho biết, là cha mẹ không nên sợ cho trẻ uống sữa, ngay cả khi trẻ đang thừa cân.
TS Mona Eissa, một trong những nhà nghiên cứu chính, cho biết: “Nhiều bậc cha mẹ đang bắt đầu coi sữa không phải là thứ tốt và họ cảnh giác với nó.
“Thông điệp cho họ là đừng sợ sữa, hoặc đừng hạn chế sữa, và khuyến khích trẻ em ở mọi lứa tuổi tiếp tục tự do uống sữa”.
“Kết quả nghiên cứu cho thấy sữa có tác dụng lành mạnh đối với mức insulin cao, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường týp 2, rất quan trọng, nhất là khi nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng ở trẻ em ngày nay.
Sữa bò chứa các chất dinh dưỡng làm giảm insulin, hoóc-môn kiểm soát glucose, giữa các bữa ăn. Điều này làm giảm nguy cơ ‘hội chứng chuyển hóa’ – một nhóm các rối loạn bao gồm huyết áp cao, đường huyết và mỡ máu cao, thừa mỡ bụng và cholesterol “tốt”, vốn dẫn đến tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.
Đừng cắt giảm sữa ở trẻ thừa cân
“Mối liên quan giữa nước ngọt và béo phì ở trẻ em đã được ghi nhận rõ. Thiếu vitamin D cũng đã được liên hệ với tình trạng này.
Ngược lại, từ quan điểm dự phòng, nghiên cứu thí điểm của chúng tôi cho thấy uống sữa không chỉ an toàn mà còn có thể bảo vệ chống lại sự phát triển của hội chứng chuyển hóa
“Tuy nhiên, có ít trẻ uống đủ sữa, đặc biệt là với những lo ngại ngày càng tăng về hàm lượng chất béo và không dung nạp sữa.
“Chỉ có một tỷ lệ nhỏ trẻ em thực sự không dung nạp sữa, nên cha mẹ không nên sợ sữa hoặc cắt giảm sữa”.
Bà cho biết thêm rằng do cỡ mẫu tương đối nhỏ và bao gồm phần lớn trẻ gốc Mỹ La tinh, nên cần có thêm các nghiên cứu để xác nhận kết quả.
“Tuy nhiên, điều này vẫn cho thấy một cơ sở hợp lý để gắn bó với lượng khuyến nghị hàng ngày và nối lại tình bạn với sữa”.
TS. Yafi nói thêm: “Nhiều nghiên cứu đã liên hệ nước ngọt với béo phì ở trẻ em.
“Ngược lại, nghiên cứu thí điểm của chúng tôi cho thấy uống sữa không chỉ an toàn mà còn bảo vệ chống lại hội chứng chuyển hóa.
“Chúng ta nên khuyến khích con em mình – đặc biệt là những trẻ béo phì có nguy cơ cao kháng insulin và kiểm soát đường huyết kém – uống đủ lượng sữa khuyến nghị hàng ngày”.
Ông cho biết ít nhất 1/3 số người Mỹ được cho rằng là bị hội chứng chuyển hóa – trong khi 1/3 số trẻ em và thiếu niên Mỹ bị thừa cân hoặc béo phì.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sữa bảo vệ chống lại hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường ở người lớn.
Hội Nhi khoa Mỹ và Hướng dẫn chế độ ăn uống năm 2015 cho người Mỹ khuyên 2-3 cốc (240ml/cốc) sữa ít béo (1% hoặc 2% chất béo) mỗi ngày cho trẻ em trên 2 tuổi.
NHS cho biết chất béo trong sữa cung cấp calo cho trẻ nhỏ và cũng chứa các vitamin thiết yếu.
Nhưng đối với trẻ lớn hơn và người lớn, cơ quan này cũng khuyên nên uống các loại sữa ít chất béo hơn để phòng thừa cân. Họ cho biết sữa 1% chất béo, hay sữa gầy (skim milk) vẫn chứa những lợi ích dinh dưỡng quan trọng của sữa, nhưng ít chất béo hơn.
1/3 số trẻ em Mỹ hiện bị thừa cân hoặc béo phì – tương đương với khoảng 24 triệu trẻ em. Ở Anh, 4/10 số trẻ từ 5 đến 19 bị béo phì hoặc thừa cân, với con số lên đến hơn 4,5 triệu.
Tổ chức Y tế Thế giới đã mô tả đó là một cuộc “khủng hoảng” sức khỏe trẻ em dẫn đến bệnh tim, ung thư và tiểu đường.
Nguồn: Cẩm Tú
Dân trí