Tất cả mọi người đều sẽ già đi, không có ai là ngoại lệ cả. Nếu cơ thể xuất hiện 5 dấu hiệu sau đây, bạn đang đứng trước một bước ngoặt lớn về sức khỏe thể chất và tinh thần.

Giai đoạn quan trọng của tuổi thọ‏

‏Sau khi bước vào tuổi trung niên, chúng ta phải đối mặt với "bước ngoặt lớn" về sức khỏe, cơ thể dần chuyển tiếp, ảnh hưởng sâu sắc đến tuổi thọ sau này.‏

‏Một nghiên cứu năm 2022 trên "Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ" cho thấy, độ tuổi 50-60 là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi trung niên sang tuổi già, có thể quyết định tình trạng sức khỏe của một người cao tuổi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trong những năm sau này.‏

‏Đối với phụ nữ, ở tuổi 55, họ đang ở giai đoạn mãn kinh, tinh thần không ổn định, trằn trọc khó ngủ, thường xuất hiện các vấn đề về huyết áp, tim mạch… ‏

‏Còn với nam giới , sau tuổi 55 dễ xảy ra các hiện tượng sinh lý như chán ăn, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, khó thở, dễ tức giận… ‏

1 Tu 50 60 Tuoi Xuat Hien 5 Dieu Sau Nghia La Co The Bat Dau Gia Di Khong Phai Toc Bac Hay Da Xe

‏Những tình trạng này dẫn đến suy giảm chức năng miễn dịch, mất cơ nhanh chóng và tăng dần tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư. Vì thế, từ 50-60 tuổi, chúng ta bước vào giai đoạn "quá độ", càng cần lưu ý chăm sóc sức khỏe để gia tăng tuổi thọ cho tương lai.‏

Nếu những vấn đề này xuất hiện nghĩa cơ thể già đi‏

‏Mọi người thường đánh giá sự lão hóa dựa trên vẻ bề ngoài, cho rằng da chảy xệ và tóc bạc là dấu hiệu của tuổi già. Nhưng trên thực tế, khi con người già đi, không chỉ làn da thay đổi mà hình dáng cơ thể cũng thay đổi.‏

‏1. Hông to hơn‏

‏Những người trẻ tuổi có cơ bắp săn chắc, vóc dáng cân đối, nhưng đến một độ tuổi nhất định, hông bị mất cơ và tích tụ mỡ, gây chảy xệ. Đặc biệt những người ngồi lâu, ít vận động thường dễ bị tích tụ mỡ khiến hông ngày càng to ra.‏

‏2. Vòng bụng lớn hơn‏

‏Nhiều người nhận thấy chu vi vòng eo của mình tăng lên nhanh chóng khi đến tuổi trung niên. Điều này không chỉ do quá trình trao đổi chất trong cơ thể chậm lại do lão hóa, mà còn do nồng độ estrogen giảm, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và khiến vòng 2 trở nên to hơn.‏

‏3. Tụt nướu‏

‏Khoang miệng cũng già đi theo tuổi tác. Khi khoảng cách giữa các răng của một người bắt đầu rộng ra, điều này có thể đi kèm với việc giảm khả năng nhai bằng miệng, mất răng và tụt nướu.‏

‏4. Cơ bắp lỏng lẻo‏

‏Khi tình trạng lão hóa tăng lên, sức mạnh cơ bắp tiếp tục giảm, trọng lượng xương cũng hao hụt, chứng loãng xương dần xuất hiện và cơ bắp trở nên lỏng lẻo. Đó là một trong những nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ bị gãy xương.‏

‏5. Lỗ chân lông to‏

‏Khi chúng ta già đi, lớp mỡ dưới da trở nên lỏng lẻo, thiếu độ đàn hồi, collagen và elastin ở lớp hạ bì bị mất đi. Điều đó khiến làn da mất đi khả năng hỗ trợ và dần dần khô đi. Đồng thời, nếu không có áp lực từ bên ngoài, các nang tóc sẽ nở rộng, làm tình trạng rụng tóc và hói trầm trọng hơn.‏

‏Những thói quen giúp tăng cường khả năng miễn dịch và sống lâu hơn‏

‏Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đưa ra một số gợi ý để giúp mọi người bắt đầu lập kế hoạch và hành động về sức khỏe:‏

‏1. Hình thành thói quen tập thể dục, ngồi ít và đi lại nhiều hơn‏

‏Mỗi tuần, người trưởng thành nên duy trì 150-300 phút tập thể dục cường độ vừa phải hoặc 75-150 phút tập thể dục cường độ cao. Tập thể dục có thể tăng sức mạnh cơ bắp, cải thiện tính linh hoạt, cân bằng, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.‏

‏2. Tiêm vắc xin đầy đủ‏

‏Nhiễm vi khuẩn, vi rút, v.v. không chỉ có thể gây ra các bệnh liên quan mà còn khiến cơ thể suy giảm chức năng, làm tăng nguy cơ ung thư. Thông qua tiêm chủng , bạn có thể thiết lập một tuyến phòng thủ cho cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh một cách hiệu quả.‏

‏3. Chú ý khám sức khỏe và tầm soát ung thư‏

‏Việc khám sức khỏe định kỳ có thể giúp phát hiện sớm bệnh, có thể kiểm soát bệnh hiệu quả và đạt kết quả điều trị tốt hơn.‏

‏4. Ít dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn‏

‏Tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn trong thời gian dài có thể gây viêm và stress oxy hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau và tử vong. Đồng thời, hầu hết thực phẩm chế biến sẵn đều có hàm lượng calo cao, cũng dễ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.‏

‏5. Cắt giảm đồ uống có đường‏

‏Chế độ ăn nhiều calo, nhiều đường trong thời gian dài sẽ kích thích quá mức hệ thống miễn dịch và làm giảm khả năng nhận biết virus của hệ thống.‏

‏6. Đảm bảo ngủ đủ giấc‏

‏Giấc ngủ là nền tảng của sức khỏe. Thiếu ngủ lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nhịp sinh học, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.‏

‏7. Không hút thuốc‏

‏Thuốc lá và khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất, trong đó hơn 70 chất được xác nhận là chất gây ung thư. Hút thuốc gây hại cho cơ thể con người không chỉ đối với người hút thuốc mà còn đối với việc hút thuốc thụ động.‏

‏Việc cải thiện thể lực không phải một sớm một chiều mà cần phải duy trì lâu dài và kiên trì, chỉ bằng cách này bạn mới có thể có tác động lâu dài đến cơ thể mình.‏

‏*Nguồn: Aboluowang

Trước khi qua đời cha để lại lời nhắn, con gái vội bật điện thoại mới phát hiện: 26 tỷ đã “không cánh mà bay”!

Phương Mộc

Phụ nữ số

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC