Các cơn đau kéo dài ở lưng, vai, gáy… có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang mắc các bệnh liên quan đến thận, tim, bàng quang. Nếu những cơn đau ngày càng dữ dội, mọi người không nên chủ quan, nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra, tránh biến chứng đáng tiếc.
1. Đau ở bàn tay trái – vấn đề ở tim
Đau tim thường xảy ra ở phía trái lồng ngực. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải vấn đề về tim khi xuất hiện những cơn đau nhói ở xung quanh vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng.
2. Đau cổ và vai – vấn đề ở phổi và cơ hoành
Nếu bạn bị đau ở cổ và vai có thể hệ hô hấp hoặc dây thần kinh từ cột sống đến cơ hoành, qua phổi đang gặp vấn đề.
3. Đau vai hoặc cổ – vấn đề ở gan và túi mật
Theo Hiệp hội Xoa bóp trị liệu Mỹ, những cơn đau xuất hiện ở xương bả vai cũng liên quan đến các bệnh về túi mật.
4. Đau phía bên phải bụng – vấn đề ở ruột thừa và đại tràng
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo những cơn đau ở giữa ruột cảnh báo ruột thừa và đại tràng đang có vấn đề.
Tự “bắt” bệnh cực chuẩn thông qua 9 vị trí đau trên cơ thể
5. Đau gần rốn – vấn đề ở ruột non
Đau ở vị trí giữa bụng (quanh rốn) là biểu hiện vấn đề viêm ruột, chứng co thắt ruột hay rối loạn chức năng đường ruột.
6. Đau lưng – vấn đề ở dạ dày và tá tràng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, có khoảng 50% những người bị viêm tuỵ cấp thường gặp những cơn đau xuất hiện ở lưng. Bên cạnh đó, đau bụng cũng có thể liên quan đến các vấn đề về dạ dày và tuyến tuỵ.
7. Đau ở lưng dưới, bụng – vấn đề ở thận
Nếu thấy đau ở cả hai bên vùng lưng dưới, nằm ngay phía dưới xương sườn, có thể thận bạn đang có vấn đề.
8. Đau dưới rốn, giữa bụng – vấn đề ở bàng quang
Bàng quang nằm ở khung xương chậu ở người lớn và phần dưới của bụng ở thanh thiếu niên. Nếu thấy các cơn đau sâu dưới rốn, phía trên hoặc ở đường giữa bụng, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra bàng quang của mình.
9. Đau ở khung chậu phía dưới – vấn đề ở buồng trứng
Buồng trứng là hai tuyến nhỏ nằm ở hai bên của khung chậu phía dưới. Khi bị các vấn đề ở buồng trứng, bạn sẽ phải hứng chịu các cơn đau như bị đâm bằng vật sắc nhọn ở hai bên bụng dưới.
Nguồn: Báo sức khỏe & Gia đình