Các loại ung thư phổ biến mà người Việt mắc theo thống kê tại Bệnh viện K là phổi, gan, đại trực tràng, vú, cổ tử cung, thực quản, vòm họng, hạch, tuyến tiền liệt…
Tuy nhiên, số ca đến khám và điều trị chủ yếu là giai đoạn muộn. Cụ thể, chỉ có hai bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung có số bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn I và II chiếm tỷ lệ cao, còn lại đều ở giai đoạn muộn.
Cá biệt, ung thư gan số ca đến khám và phát hiện sớm chỉ có 12,2%, ung thư dạ dày 13,1%, ung thư phổi phế quản 15,7%, ung thư vòm mũi họng là 19,9%.
Tiến sỹ Joseph Michael Mercola tại thành phố Chicago, bang Illinois (Mỹ), thành viên Hiệp hội các bác sỹ Mỹ, tác giả có sách bán chạy nhất trên tờ New York Times đã chia sẻ cách áp dụng đúng các lời khuyên sống lành mạnh để phòng tránh được tới 50% ung thư.
1. Hạn chế đường
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tất cả các loại đường không chỉ gây hại cho sức khỏe như tăng nhanh qua trình lão hoá, gây các bệnh về tim mạch, béo phì, tiểu đường và còn làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Đường fructose có rất nhiều trong ngô. (Ảnh: unikeyterra.com)
Các nhà khoa học cho rằng tiêu thụ fructose dư thừa có thể là nguyên nhân chính của nhiều bệnh nghiêm trọng nhất, bao gồm: béo phì, tiểu đường loại 2, bệnh tim và thậm chí cả ung thư. Trong đó, tiến sỹ Mercola khuyên tốt nhất là nên hạn chế loại đường này càng nhiều càng tốt.
2. Bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể
Vitamin D ảnh hưởng đến hầu hết các tế bào trong cơ thể và là một trong những “chiến binh” tự nhiên giúp cơ thể chống lại mầm mống ung thư hiệu quả, vitamin D có khả năng xâm nhập vào tế bào ung thư và kích hoạt cơ chế làm chết tế bào này.
Tăng cường vitamin D hằng ngày bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá, rau, các loại hải sản…
Ảnh: internet
3. Tập thể dục đều đặn
Có rất nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, tập thể dục có tác động mạnh mẽ đến việc giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư.
Ảnh: Shutterstock
Một ích lợi quan trọng của tập luyện là bình thường hóa lượng glucose, insulin và leptin bằng cách tối ưu hóa tính nhạy cảm của insulin và thụ thể leptin. Đây là yếu tố quyết định của việc tối ưu hóa sức khỏe tổng quát, ngăn ngừa các bệnh mạn tính như ung thư.
4. Cân bằng lượng insulin trong vơ thể
Tinh bột là nguyên nhân chính gây tăng cân và làm trầm trọng thêm mức insulin và leptin trong cơ thể bạn. Các nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều tinh bột có sự gia tăng đáng kể lượng axit palmitoleic trong máu. Đây là loại axit có liên quan mật thiết tới bệnh béo phì, bệnh tim, nguy cơ tiểu đường và ung thư tuyến tiền liệt.
Quá trình giảm tinh bột bạn có thể sử dụng khoai lang để thay thế. Khoai lang được coi là thực phẩm vàng trong việc phòng chống ung thư, gảm cân và cân bằng đường huyết trong cơ thể.
Ảnh: Newmedia.cn
5. Bổ sung đủ chất béo Omega 3
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng những thực phẩm giàu axit béo omega-3 có khả năng giảm nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ béo phì và trong giai đoạn sau mãn kinh.
Các axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm (cơ chế viêm tăng nguy cơ gây ung thư), đó là lý do tại sao người ta cho rằng chúng có thể đặc biệt hiệu quả ở những phụ nữ béo phì.
Cá biển đặc biệt biệt giàu hàm lượng omega 3 tốt cho sức khoẻ. (Ảnh: Petrotimes)
6. Bổ sung Curcumin
Curcumin có trong củ nghệ bắt đầu được sử dụng trong y học Ayurveda tại Ấn Độ từ khoảng năm 1900 TCN để chữa trị một loạt các loại bệnh tật. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng curcumin có thể làm vô hiệu hóa tế bào ung thư, ngăn chặn hình thành các tế bào ung thư mới, điều trị các bệnh như: viêm tủy, ung thư tụy, hội chứng loạn sản tủy, ung thư ruột kết, bệnh vẩy nến, bệnh Alzheimer
Tinh chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng đặc biệt tốt trong việc phòng chống ung thư. (Ảnh: webtretho.com)
7. Tránh xa đồ uống có cồn
Nhiều nghiên cứu cho rằng uống rượu là một nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, gan, đại tràng, trực tràng, và ung thư vú ở phụ nữ.
Tiến sỹ Mercola khuyến cáo, dù là nam hay nữ, tốt nhất nên hạn chế loại đồ uống có hại này nếu không muốn đặt mình vào nguy cơ ung thư.
8. Hãy chắc chắn rằng bạn không bị thiếu iốt
Nghiên cứu khoa học cho thấy, việc thiếu hụt iốt cũng có thể tăng nguy cơ một số dạng ung thư nhất định. Tiến sỹ David Brownstein người Mỹ cho rằng, thiều iốt có thể dẫn đến ung thư vú. Bên cạnh đó, iốt còn có các đặc tính gây chết tế bào ung thư ở tuyến giáp.
Bổ sung iốt qua thực phẩm. (Ảnh: internet)
9. Lên giường đi ngủ trước 23h đêm và tránh xa các thiết bị điện tử
Thức thâu đêm đến sáng sớm để ngồi trước máy tính làm việc một cách hăng say có nên không? Thức thâu đêm làm đảo lộn đồng hồ sinh học trong cơ thể con người, ngoài ra ánh đèn điện nhân tạo làm phá hủy một chất quan trọng có chức năng bảo vệ hệ miễn dịch của con người có tên gọi melatonin, nếu thiếu chất này chúng ta sẽ dễ bị các loại bệnh máu trắng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến… gõ cửa.
Đi ngủ sớm và tránh xa các thiệt bị điện tử là cách phòng tránh rất nhiều bệnh ung thư. (Ảnh: Ideal.com)
Người trưởng thành nên bảo đảm giấc ngủ đủ và chất lượng với thời gian từ 6-8h mỗi ngày. Vì việc học tập quan trọng nên thanh niên thường thức đến 12h đêm mới đi ngủ, nhưng đứng từ góc độ khoa học mà nói, thời gian bắt đầu đi ngủ tốt nhất là từ 21h-22h. Đối với nhiều người, nếu như sau 23h vẫn chưa ngủ được, thì qua 24h sẽ càng khó ngủ hơn. Tình hình càng tệ hại hơn nếu đó là những người lớn tuổi và có vấn đề với giấc ngủ.
Nguồn: Nguyên Hy
DKN.tv