Gần đến Tết Trung Thu nên rất nhiều gia đình hiện nay có những loại bánh Trung Thu thơm ngon để ăn dần. Tuy nhiên, khi ăn 1 chiếc bánh bạn nên phải tạm nhịn ăn 3 bát cơm và 1,5 bát phở.
Như chúng ta đều biết, bánh Trung Thu được làm từ những nguyên liệu động vật và thực vật.
Hầu hết chúng rất ngọt và ngậy, cung cấp nhiều năng lượng.
Tuy nhiên vì bánh giàu dưỡng chất nên phù hợp cho những người gầy, thân hình ở mức bình thường hoặc trẻ em gầy và suy dinh dưỡng.
Theo những số liệu đã công bố, 1 chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm có chứa khoảng 170 gam, nó cung cấp 566 Kcal, 16,3 g đạm, 6,6 g lipid, 110,2 g glucid.
Trong khi đó, 1 chiếc bánh nướng đậu xanh 1 trứng 176g cung cấp 648 Kcal, 19,5g protid, 27,5g lipid, 80,6g glucid.
Bánh Trung Thu rất ngọt và ngậy, cung cấp nhiều năng lượng. Ảnh minh họa.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng cho biết rằng, vỏ và nhân bánh trung thu chứa rất nhiều đường và chất béo. Một chiếc bánh thập cẩm loại 176g 2 trứng cung cấp 600-800 kcal, loại 4 trứng cung cấp gần 1.000 kcal. Trong đó lượng glucid và bột luôn chiếm trên 80%.
Theo bà Lâm, lượng kcal này tương đương với 1 bữa ăn chính, (từ 600 - 800 kcal) khoảng bằng 3 bát cơm hoặc bằng 1,5 lần bát phở bò.
Chính bởi lý do này, bạn nên có kế hoạch ăn bánh Trung Thu điều độ và khoa học để tránh béo phì và hại sức khỏe.
Cụ thể, với những người muốn ăn bánh mà không lo béo phì thì nên ăn bánh Trung Thu chừng mực hoặc cắt bớt cơm đi.
Đối với những người hấp thu tốt, khi thưởng thức bánh Trung Thu bạn có thể giảm ăn cơm. Hay khi ăn bánh, bạn phải kết hợp vận động nhiều. Điều này giúp hỗ trợ cho quá trình bài tiết và có lợi cho sức khỏe.
1 chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm có chứa khoảng 170 gam, nó cung cấp 566 Kcal, 16,3 g đạm, 6,6 g lipid, 110,2 g glucid. Ảnh minh họa.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường khi ăn bánh Trung Thu càng cần chú ý bởi để giúp kiểm soát tổng năng lượng hàng ngày.
Cũng theo bà Lâm, các bệnh nhân đang bị tiểu đường chỉ nên ăn 1/4 - 1/8 chiếc bánh. Hoặc có thể chỉ ăn loại bánh Trung Thu loại sử dụng đường không sinh năng lượng dành riêng cho người tiểu đường.
Đối với trẻ em: không nên ăn quá nhiều nếu không muốn phải đối mặt với nguy cơ rối loạn dung nạp glucose, gây tiểu đường.
Những đứa trẻ bình thường chỉ nên ăn 1/8 chiếc bánh sau ăn.
Nếu ăn bánh trước khi ăn hoặc ăn lúc đói sẽ làm mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính, khiến trẻ chán ăn.
Hoặc khi ăn thì đến bữa phải cho trẻ ăn nhiều rau xanh để tống chất béo ra ngoài và ngăn ngừa đường huyết tăng nhanh.
Lưu ý:
- Vì bánh Trung Thu chứa quá nhiều đường và chất béo nên sau khi ăn bánh Trung Thu bạn nên đi bộ. Đi bộ sẽ giúp tiêu hao bớt năng lượng dư thừa.
- Ngoài ra, bạn nên ăn bánh Trung Thu cùng với trà xanh. Điều này sẽ giúp việc tiêu hóa, phân giải chất béo tốt hơn do có chứa axit acetic.
Sức Khỏe và Đời sống