Gừng là loại gia vị vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của người Việt. Ai cũng cho rằng gừng chỉ được dùng trong việc nấu nướng mà bỏ qua hết những lợi ích của chúng dành cho sức khỏe.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, gừng là một loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến, có giá trị y học cao nhất định.
Trong Đông y gừng tươi còn có tên gọi là Sinh Khương, có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa.
Gừng có thể tận dụng theo nhiều cách đơn giản như: dùng gừng để chống say tàu xe, uống nước gừng ấm để xóa tan cảm lạnh... Ngoài ra, bôi gừng vào lòng bàn chân rồi đi ngủ còn đem lại tác dụng vô cùng kỳ diệu. Ở bàn chân có nhiều huyệt vị quan trọng, liên quan đến lục phủ ngũ tạng, thông suốt từ trong ra ngoài. Cách bôi gừng vào chân mỗi tối rất hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe.
3 thay đổi kinh ngạc khi bạn xoa lòng bàn chân bằng gừng
1. Giảm đau bụng kinh
Lợi ích đầu tiên của việc xoa lòng bàn chân với gừng là có thể giảm đau bụng kinh. Xoa lòng bàn chân bằng gừng có tác dụng kích thích các huyệt đạo ở lòng bàn chân và tăng cường khả năng lưu thông máu, từ đó làm dịu cơn đau bụng kinh do máu lưu thông kém.
Công dụng của việc xoa lòng bàn chân bằng gừng rất hữu ích với phụ nữ. Tuy nhiên, mọi người cần thực hiện kiên trì thì mới cảm thấy hiệu quả.
2. Loại bỏ độ ẩm
Theo Trung y, độ ẩm cơ thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi bệnh lý của con người, là "nguồn gốc của mọi bệnh tật". Sự có mặt của hơi ẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe đường tiêu hóa, gây táo bón, tiêu chảy mà còn làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể khiến người bệnh dễ tăng cân.
Cơ thể quá ẩm đương nhiên sẽ làm giảm khả năng miễn dịch và sức đề kháng, khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể cũng không còn tốt như trước. Để cải thiện vấn đề này, bạn hãy xoa lòng bàn chân bằng gừng để loại bỏ độ ẩm trong cơ thể, có thể tăng cường tốc độ lưu thông máu và cải thiện sự trao đổi chất.
3. Cải thiện giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ của một người bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm yếu tố môi trường, điều kiện thể chất và sự thay đổi cảm xúc. Đặc biệt đối với người trung niên và cao tuổi, dưới tác động của tuổi tác, chất lượng giấc ngủ đã bị ảnh hưởng, nếu thể chất không tốt thì chất lượng giấc ngủ sẽ càng thấp.
Ngoài thuốc và thay đổi thói quen hàng ngày, bạn cũng có thể thử xoa lòng bàn chân bằng gừng để cải thiện giấc ngủ. Hơi ấm của gừng có thể kích thích các huyệt đạo và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, từ đó làm tăng nhiệt độ của lòng bàn chân. Nhiệt độ bàn chân tăng lên sẽ giúp cơ thể thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Ngoài xoa gừng vào lòng bàn chân, bạn cũng có thể thử đặt 1 lát gừng mỏng lên rốn. Theo y học Trung Quốc, trên rốn có huyệt Thần Khuyết, huyệt này có thể liên kết với 12 tĩnh mạch và 5 cơ quan nội tạng trong cơ thể. Đặt gừng vào rốn là một cách rất tốt để có thể loại bỏ độ ẩm và khí lạnh, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, phòng bệnh tốt hơn. Mùi thơm và khí ấm của gừng sẽ đả thông kinh mạch, làm thư giãn cơ thể, kích thích các dây thần kinh và từ đó giúp chúng ta đi vào giấc ngủ ngon hơn, ngủ sâu hơn suốt cả đêm.
Lưu ý khi sử dụng gừng đắp lên cơ thể:
- Không nên đắp quá nhiều gừng lên da. Nếu có vết thương hở thì không nên sử dụng gừng.
- Kết hợp thói quen uống đều đặn 1-2 cốc trà gừng mỗi ngày để có tác dụng thông xoang, long đờm, ngăn ngừa bệnh vặt.
- Người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón… cũng không nên tiêu thụ gừng vì có thể khiến tình trạng nặng hơn.
- Gừng tuy là loại gia vị tốt nhưng không nên dùng nhiều vì có thể sinh toét mắt, chảy nước mắt sống.
Theo Phụ nữ Việt Nam