Theo số liệu thống kê ở hải ngoại, năm 2019 con số bác sĩ gốc Việt theo ngành y khoa đã chạm mốc trên 4.000 tại Mỹ. Những con người ấy đã làm rạng danh trí tuệ Việt trong cộng đồng quốc, là tấm gương cho thế hệ trẻ Việt Nam mai này.
Vậy, những giáo sư gốc Việt trong làng y khoa Hoa Kỳ là người như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau khám phá ngay bây giờ nhé.
1. Giáo sư Nguyễn Hữu Xương (80 tuổi)
Dù đã đến 80 tuổi và không hành nghề y, giáo sư Nguyễn Hữu Xương vẫn cống hiến không ngừng cho lĩnh vực y khoa thông qua các lĩnh vực như hóa học và vật lý y sinh. Ngay từ khi bắt đầu, danh tiếng của ông đã vang dội khắp năm châu.
Ông đã được trường Trường Ecole Supérieure d'Électricité (còn gọi là Supelec) ở Paris, Pháp trao bằng thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện tử vào năm 1957. Bên cạnh đó, năm 1958, ông được Đại học Sorbonne danh tiếng ở Pháp trao bằng thạc sĩ toán học.
Sau năm năm nghiên cứu và cống hiến tiếp theo, Nguyễn Hữu Xương nhận được học vị tiến sĩ của Đại học California ở Berkeley tại Mỹ.
Thêm hai năm, ông trở thành một trong những giáo sư trẻ tuổi ở tuổi 31.
(1) Giáo sư Nguyễn Hữu Xương, (2) Giáo sư Đặng Văn Chi, (3) Phó giáo sư Nguyễn Thục Quyên
Theo tư liệu của trường USC (University of California - San Diego) của Hoa Kỳ, danh tiếng của Nguyễn Hữu Xương được nâng lên một tầm cao mới trong làng y khoa khi nhận các giải thưởng danh giá như UCSD Chancellor Associate Award, NATO Senior Fellowship, Union of Pacific Asian Award, Guggenheim Fellowship…
Ông trở thành nhà tiên phong trong lĩnh vực tinh thể học tia X và vào năm 1975 ông đã tạo ra “máy quang tuyến Xương" ("Xuong’s X-Ray Machine”) mang tên mình. Ngày nay, "máy Xương" trở thành một trong những công cụ thiết yếu được các bác sĩ sử dụng để chữa trị HIV và ung thư.
Với UCSD tại Hoa Kỳ và với người dân Việt Nam, ông chính là niềm tự hào và là người hùng.
2 Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thục Quyên
Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thục Quyên thuộc khoa phẫu thuật đầu và cổ của trường University of California – San Diego (UCSD) cũng mang dấu ấn không thể nào phai nhạt trong lịch sử y khoa.
Phương pháp tiêm một loại chất đặc biệt làm cho các tế bào ung thư phát quang, giúp cho bác sĩ dễ dàng hơn trong việc phát hiện ra tế bào ung thư để chữa trị, đã được nghiên cứu bởi tiến sĩ Quyên.
Đây là một thành tựu to lớn đối với nền y khoa thế giới. Chính ông đã là người giúp rất nhiều bệnh nhân tìm được ánh sáng trong màn đêm u tối của bệnh ung thư.
Hình ảnh phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thục Quyên
3. Giáo sư Đặng Văn Chi
Giáo sư Đặng Văn Chi, Phó trưởng khoa Y tại Đại học Johns Hopkins đã đi du học Mỹ từ rất sớm. Năm 1967 đến miền đất hứa, Đặng Văn Chi đã nỗ lực rất nhiều để khẳng định trí tuệ Việt trên đất Mỹ. Khi nhận bằng tiến sĩ hóa học tại ĐH Georgetown, Đặng Văn Chi đã chuyển ngành sang Y khoa tại ĐH Johns Hopkins.
Ông được xem như một ngôi sao sáng của ngành y khoa khi thể hiện khả năng vượt trội của mình trong nghiên cứu ung thư.
Hơn 160 bài báo chuyên môn trong các tạp chí uy tín hàng đầu về y khoa đã giúp Đặng Văn Chi có một chỗ đứng vững chắc trong trường ĐH Hopkins. Bên cạnh đó, 12 nghiên cứu sinh Tiến sĩ và 26 nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ vẫn đang được ông hướng dẫn nhằm tìm thấy sứ mệnh y khoa của chính mình.
Như giáo sư Đặng Văn Chi đã tìm thấy sứ mệnh giúp đỡ người bệnh từ người anh ruột là giáo sư Đặng Văn Chiếu (Hiệu trưởng Đại học Y khoa Sài Gòn).
Giáo sư Đặng Văn Chi
Ước tính còn nhiều chuyên gia y khoa gốc Việt vẫn nỗ lực miệt mài để làm rạng danh người Việt nơi xứ người. Những cống hiến của họ được đồng nghiệp và cả cộng đồng thế giới công nhận và ngưỡng mộ. Họ là những con người du học Mỹ nhưng không quên mục đích học tập ban sơ lúc đầu.
Mọi cống hiến và nghiên cứu của họ vẫn đang hàng ngày hàng giờ cứu sống hàng triệu con người đang hấp hối ngoài kia.
Còn gì vĩ đại hơn người bác sĩ như mẹ hiền vừa tài năng vừa đức độ khiến cả thế giới cúi đầu ngưỡng vọng ngay cả khi họ không còn ở đó. Lịch sử sẽ tạc tên họ vào vĩnh cửu với những cống hiến không chỉ tại xứ sở cờ hoa mà còn là cả thế giới.
Phạm Hương