Từ 3/3 -12/3, tại Cung Văn hóa HBARSCHAFTSHAUS GOSTENHOF, thành phố Nürnberg (Tây Đức) diễn ra một cuộc triển lãm tranh của nữ họa sĩ người Việt Nam Phạm Thị Đoàn Thanh.

Hoạ sỹ Phạm Thị Đoàn Thanh và tranh Việt ở Đức

Bản làng trong thung lũng – 30 năm sau chiến tranh” với những bức tranh lụa, sơn dầu, tranh khắc gỗ, thuốc nước mang lại cho người thưởng lãm một cái nhìn mới về đất nước và con người Việt Nam hiền hòa, cởi mở và yêu chuộng hòa bình.

Nữ họa sĩ Đoàn Thanh chân tình:

Xa quê hương nên nỗi nhớ cứ đầy lên và phả hồn vào từng nét vẽ…

Vâng, có lẽ đi xa rồi người ta mới thấu hiểu thế nào là mảnh trời, hương đất quê nhà. Với nữ họa sĩ Đoàn Thanh cũng thế.

Gần 20 năm sống ở xứ người, nỗi nhớ quê hương cứ từ từ, cứ nhè nhẹ len vào tâm thức của chị, trở thành một phần trong cuộc sống nhiều bận rộn, lo toan của chị; để rồi khi nỗi nhớ ấy đong đầy, trào dâng, chị lại tìm đến với khung vải, đến với những gam màu yêu thích của mình:

quê hương với dòng sông, ngọn suối, với những gương mặt bé thơ, bước chân trần thiếu nữ… cứ dần hiện lên đầy tươi mới, trẻ trung và ngọt ngào như dòng sữa mẹ đã nuôi chị khôn lớn năm xưa…

Là con gái Hà Nội, mê thích hội họa nên cô bé Đoàn Thanh đã tìm đến với nó một cách tự nhiên từ khi còn bé xíu.

Bạn bè cùng lứa thích ru búp bê ngủ, thích chơi trò nấu nướng, còn Đoàn Thanh lại “hì hụi” với màu, với cọ, với những khung tranh trong suốt 7 năm trời ở lớp năng khiếu hội họa hè của trường Mỹ thuật Việt Nam. 


Rồi “nghiệp vẽ” đã theo chị về làm họa sĩ mỹ thuật cho báo Thiếu Niên Tiền Phong rồi báo Đại Đoàn Kết cho đến giữa năm 1989.

Thế mạnh của Phạm Thị Đoàn Thanh là tranh lụa và khắc gỗ. Ngay từ thời niên thiếu và sau này, tranh chị đã được trưng bày tại nhiều cuộc triển lãm trong nước và quốc tế do Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội và Hội Nghệ sĩ tạo hình tổ chức.

Chị được nhiều người biết đến như một nữ họa sĩ có cá tính với những bức tranh rất riêng, độc đáo.

Đam mê và miệt mài lao động nghệ thuật

Là hội viên Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, là học trò cưng của họa sĩ bậc thầy về tranh lụa Nguyễn Phan Chánh, Đoàn Thanh nhanh chóng nắm bắt được những “bí quyết” độc đáo để thể hiện hoàn hảo một bức tranh lụa từ khâu nhận biết một tấm lụa tốt đến khâu bồi tranh…

Những phác thảo của chị đều được người thầy tận tình chỉ bảo, góp ý. Có những khi thầy trò mải mê bàn luận cả buổi, có hôm thầy lặn lội ngồi xích lô tìm đến tận nhà trò để xem tranh và hướng dẫn thêm về kỹ thuật tranh lụa.

Niềm đam mê nghệ thuật đã khiến cho hai họa sĩ cách biệt nhau về tuổi tác trở nên thân thiết và thông hiểu nhau. Nếu tranh lụa của Đoàn Thanh luôn tươi tắn, trẻ trung và mạnh mẽ với những gam màu sáng thì tranh của Nguyễn Phan Chánh lại trầm tĩnh với những gam màu nâu ấm áp hòa quyện nhuần nhuyễn với gam màu đen, màu hồng, xanh lá cây…

Hoạ sỹ Phạm Thị Đoàn Thanh và tranh Việt ở ĐứcVất vả, cực nhọc là thế nhưng chị vẫn chẳng thể lãng quên “mối tình” với khung lụa, với cọ và màu.

Đoàn Thanh bảo: “Làm nghệ sĩ chẳng đơn giản chút nào, nhất là khi người nghệ sĩ ấy lại là nữ; cần phải có lòng say mê yêu nghề thì mới làm nên sự nghiệp. 


Tranh của ông mang đậm sắc màu của miền quê dân dã với dòng sông, ngọn cỏ, với màu đất nâu thơm mùi bùn. Trong khi đó, tranh của Đoàn Thanh lại bừng sáng với hoa và nắng, với nụ cười và tiếng hót lảnh lót của chim muông. 

Có lẽ chính sự “bù trừ” ấy trong tranh của hai thầy trò đã tạo nên tình cảm thân thiết giữa họ. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh xem Đoàn Thanh như một người bạn nhỏ tuổi thân thiết của ông. Nguyễn Phan Chánh rất tự hào về cô học trò nhỏ. 

Đoàn Thanh đã tạo được chỗ đứng của mình trong làng tranh lụa và tranh khắc gỗ Việt Nam với những bức tranh được yêu thích như “Họa sỹ miền núi”, ‘Thiếu nữ Thái bên suối”, “Tết Trung thu”, “Bản làng trong thung lũng”… 

Là họa sĩ mỹ thuật của một tờ báo, Đoàn Thanh còn nhận thêm hợp đồng minh họa trình bày sách báo cho các nhà xuất bản để kiếm thêm thu nhập. Những lúc chồng đi công tác xa, một mình chị bươn chải với công việc xã hội, với giảng đường đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp và vai trò của một bà mẹ có hai con nhỏ.

Sự dịu dàng nữ tính sẽ giúp mang lại trong tranh của nữ họa sĩ nét mềm mại, tươi tắn với những đề tài nhẹ nhàng, thơ mộng và đậm chất nhân văn.

Nhưng họ lại phải đối mặt với bao khó khăn khi vừa phải làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, vừa phải cáng đáng bao công việc không tên trong nhà; nếu không có được sự cảm thông, chia sẻ của người chồng thì cuộc sống của họ lại càng nhọc nhằn hơn”.

Chồng là một nhà báo, nhà văn “cùng là nghệ sĩ nên ai cũng có niềm đam mê, hoài bão riêng ngoài hạnh phúc gia đình”.

Thế là chị một mình nuôi con khi bé thứ hai mới vài tháng tuổi; khó khăn chồng chất nhưng biết làm sao được; với Đoàn Thanh, cái “nghiệp vẽ” đã là máu thịt của chị rồi!

Bươn chải và khẳng định nơi xứ người

Sang Đức từ giữa năm 1989, Đoàn Thanh mang theo nguyện vọng được giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước và dân tộc mình qua những bức tranh.

May mắn cho chị khi nhiều người đã biết đến chị qua những cuộc triển lãm tranh quốc tế trước đây. Đoàn Thanh nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các họa sĩ Đông Đức thời kỳ ấy.

Họ giúp chị tổ chức nhiều cuộc triển lãm tranh cá nhân hoặc chung với các họa sỹ Đức khác. Những bức tranh lụa, tranh khắc gỗ của chị đã được các họa sĩ ở các thành phố Zittau, Görlit va Löbau thán phục, say mê: phong cảnh vùng cao với những cô gái dân tộc ít người, núi rừng Tây Bắc lãng đãng trong sương…đã mang đến cho họ một cái nhìn mới về Việt Nam.

Đoàn Thanh được kết nạp vào Hội Nghệ sĩ; triển lãm tranh cá nhân “Nghệ thuật của châu Á tại trung tâm nghệ thuật Zittau”, “Tranh lụa Việt Nam tại Lobau”, hoặc “Nghệ thuật VN đến TP HERRNHUT” của chị liên tiếp được tổ chức ở những thành phố hay bảo tàng lớn như Nhà hát thành phố Zittau, Bảo tàng Thị xã Lobau, bảo tàng Thị xã Neugersdorf, Hernhut, Trung tâm nghệ thuật của TP Zittau.

Giới họa sĩ Đức đã biết đến một cô gái Việt Nam bé nhỏ nhưng tài năng.

Rồi nước Đức thống nhất. Cuộc sống của Đoàn Thanh cũng như bao người Việt Nam khác định cư ở đây bị cuốn theo dòng chảy của lịch sử và đổi thay của xã hội.

Để tồn tại, nuôi con và được theo đuổi công việc mình yêu thích, Đoàn Thanh đành gác lại lòng tự trọng của một người nghệ sĩ trí thức; chị xin vào làm thời vụ (6tháng/năm) cho hãng Qulle để có tiền nuôi con và thuê nhà.

Những tháng thất nghiệp, chị dành thời gian ấy để miệt mài vẽ, chuẩn bị cho những cuộc triển lãm cá nhân mới.

Chuyển đến định cư tại Furth, một thành phố ở Tây Đức, không còn sự giúp đỡ nào để hoạt động nghệ thuật, Đoàn Thanh vẫn không nản lòng, chị một mình tìm cách tự khẳng định lần nữa: tìm đến các tổ chức nghệ thuật, giới thiệu tranh, album và những bài báo đã giới thiệu về các cuộc triển lãm trước đây của mình.

Giới nghệ thuật bắt đầu quan tâm đến một nét mới của một nền văn hóa xa xôi nhưng đầy bí ẩn, kỳ diệu. Họ tạo điều kiện cho Đoàn Thanh.

Một cánh cửa lại hé mở!

Năm 1995, triển lãm “Những họa sĩ sống tại TP Furth vẽ cho hòa bình”, bên cạnh các họa sĩ tên tuổi của Đức và Nhật, có 4 tác phẩm tranh lụa và khắc gỗ của một nữ họa sĩ Việt Nam.

Ấn tượng từ các bức tranh của chị đã mang lại một tình cảm mới, một sự tò mò đầy thích thú đối với người Đức và Áo, họ càng muốn biết, muốn đến Việt Nam hơn khi tiếp đó được biết đến đất nước xa lạ kia qua những cuộc triển lãm cá nhân của chị:

  • “VN con người và tác phẩm” tại Saalfeldent thuộc Cộng hòa Áo;
  • “Bức tranh Quê hương Việt Nam” tại Phòng tranh vùng Burgfarmbach - Trung tâm an dưỡng cho người già,
  • “Lời chào từ đất nước xa xôi” tại Nhà nghệ thuật nam của TP vào năm 2000;
  • rồi triển lãm trong Gallerie ánh sáng với “Nỗi nhớ về Mặt trời”;
  • Trưng bày tranh về Sinh hoạt & phong cảnh VN nhân dịp Tết Nguyên đán của Đại sứ quán VN tại tòa nhà thị chính Tây Berlin Schoneberg năm 2002…


Thành công liên tiếp đã mang đến cho người phụ nữ tài hoa ấy một niềm tin mạnh mẽ vào bản thân mình.

Năm 2003, 2004, chị khánh thành Gallerie & Caffe tại trung tâm thành phố Nürnberg.

Ngày khai mạc, Thị trưởng thành phố cùng các cơ quan báo chí đã đến dự và hưởng ứng. Những bức tranh lụa mang đậm phong cách Á Đông với những đề tài về quê hương của chị đã gây ngạc nhiên cho mọi người.

Nhớ lại kỷ niệm ấy, họa sĩ Đoàn Thanh bùi ngùi và tự hào:

“Báo chí Đức viết về tôi và nghệ thuật hội họa của Việt Nam. Tôi hiểu rõ hơn mình là người Việt và mình phải biết nâng cao nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình để tranh không bị lai căng. Xem tranh của tôi, người Đức và người Áo rất thích, họ nói sẽ dành thời gian để đi du lịch đến Việt Nam." 

Cuối tháng 04.2006, vợ chồng chị sẽ về Việt Nam dự lễ kỷ niệm 30/4. Họ dự định sẽ tìm một địa điểm ở vùng núi Tây Bắc để sau này mở trại sáng tác cho các họa sĩ Việt kiều và cho bản thân mình.

Chị rất muốn được kết nối với các họa sĩ người Việt ở Mỹ để cùng nhau tổ chức triển lãm giới thiệu tranh lụa và tranh khắc gỗ Việt Nam, giới thiệu con người và đất nước Việt Nam đến với người dân Mỹ.

Theo Tố Phương - Người viễn xứ




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC