Nếu sống ở Đức, hãy học tiếng Đức!

Nếu muốn cuộc sống tốt hơn và hiểu nhiều hơn về nước Đức, thì chỉ còn cách.. hãy học tiếng Đức.

 "Tôi chẵng cần có B1, nhưng vẫn được lên un đây " (un- viết tắt từ unbefristet - cư trú vô thời hạn)

"Chị cứ nói con tao nhỏ lại hay bệnh, không học tiếng được, coi làm gì mình (- ám chỉ sở ngoại kiều)

"Mình phải lo cơm nước, con cái, thời gian đâu mà học tiếng, vớ vẩn" , hay là.." bọn Đức ngày càng khó , bắt phải học tiếng, chẳng biết để làm gì, chán thật, trước đây làm gì có..."

Đó là những lời phải thường xuyên nghe, họ tìm cách đối phó, chỉ bảo cho nhau để né tránh phải học tiếng. Thậm chí có người đóng học phí xong, đi học một ngày, nghỉ cả chục ngày.

Nói chung, trăm ngàn lý do để không phải đi học tiếng Đức.

Nếu sống ở Đức, hãy học tiếng Đức! - 0

Foto: Die Welt

Nhưng nhiều người lại không biết, sở dĩ chính phủ Đức ra luật :

Ai không có A2 hay B1, sẽ không được lên unbefristet hay được đóng visa đoàn tụ.

Sở dĩ luật này được ra là xuất phát từ cộng đồng người Hồi giáo sống ở Đức.

Họ sang Đức, nhưng không muốn vợ và con gái họ hòa nhập vào xã hội Đức, con gái họ chỉ đi học cho có, và khi 16 hoặc 18t, họ đưa vê nước ép gả cho anh em họ hàng ở nước họ, đa số phụ nữ Hồi giáo ở Đức, họ sinh rất nhiều con để lãnh tiền Kindergeld và ăn xã hội.

Có nhiều người ở Đức 10 năm, 20 năm, thậm chí 30 năm vẫn không biết một câu tiếng Đức hoặc chỉ nói bập bẹ, đã có rất nhiều vụ giết người vì danh dự (Ehrenmord) đã xảy ra ở Đức.

Cha giết con gái 13 tuổi chỉ vì nó học giỏi và lúc nào cũng chỉ muốn đến trường.

Hai anh em bắn chết chi gái mình vì người chị cương quyết bỏ khăn trùm đâù và sống theo ý mình.

Có người còn đưa vợ con về Pakistan rồi để luôn ở đó, chỉ vì sợ mất vợ nếu vợ mình đi học tiếng. Nhưng khi người chồng ra sở ngoại kiều để gia hạn giấy tờ thì bị sở ngoại kiều từ chôí và họ chỉ được đồng ý gia hạn nếu ho đưa vợ con quay lại Đức .

Luật về hòa nhập tại Đức

Nhiều vụ việc xảy ra thường xuyên và nhiều tới mức báo động, đến nỗi chính phủ Đức phải tìm cách ngăn chặn bằng cách ra luật về hòa nhập.

Chính phủ Đức, họ chỉ muốn, tất cả những người phụ nữ từ những nước thứ ba như: Iran, Irak, Türkei,Pakistan , China, Thailand, Vietnam..., đều phải đi học tiếng.

Để hòa nhập tốt vào xã hội Đức, để họ hiểu nhiều hơn về nước Đức, một đất nước mà ai cũng như ai, bình đẳng, không phân biệt giới tính, tôn giáo, nơi mà ai cũng có cơ hội vươn lên và học hỏi . 

Có rất nhiều Gruppe về học tiếng Đức được lập ra, cũng không ngoài mục đích để giúp cho những ai có thể vào đó học hỏi về những vấn đề nào đó mà ở trường lớp họ không hiểu, còn cô giáo vì thời gian hạn hẹp nên không thể giải thích hết được.

Không bắt buộc bạn phải tiếng Đức perfekt như nhũng người sinh ra hay sang Đức từ nhỏ, nhưng ít ra cũng có thể diễn đạt được những gì trong cuôc sống hàng ngày hoặc trong những trường hợp cần thiết .

Nói chung, hãy hiểu cho rằng, chính phủ Đức không muốn làm khó ai, đừng hiểu lầm ý tốt của họ.

Nếu ai đã từng tới những vùng Trung đông mịt mù khói lửa, nơi mà những người dân phải chịu nhiều khổ đau và thiệt thòi, thì mới thấy, nước Đức là nơi " đất lành chim đậu"..

 

Nếu muốn cuộc sống tốt hơn và hiểu nhiều hơn vê nước Đức, thì chỉ còn cách: Hãy Học Tiếng Đức. 

Nguồn: An Thanh Le - Facebook cá nhân


Điều kiện về tiếng Đức khi gia hạn

Chiểu theo Luật: §10 Abs. 1 Nr. 6 StAG Ngoại kiều phải có chứng chỉ tiếng Đức trình độ B1, không chỉ nói và cả văn phạm viết, ngữ pháp ....mới được coi là đủ trình độ tiếng Đức tối thiểu trong cuộc sống ở đây.

 

Nguyên văn tiếng Đức

Nach §10 Abs. 1 Nr. 6 StAG muss der Ausländer ausreichende Kenntnisse der deutschen Sprache besitzen, die in der Regel durch Vorlage eines bestandenen Deutsch-Test für Zuwanderer(§17 Abs. 1 IntV), der mit der Gesamtbewertung B1 abschließt, nachgewiesen werden.

Der Nachweis erfolgt ausnahmsweise nicht, wenn der Deutsch-Test für Zuwanderer zwar mit der Gesamtbewertung B1 abschließt, aber im Prüfungsteil Schreiben unter dem Niveau B1 liegt.

Denn beim Zertifikat B1 wird zumindest auch in dem Prüfungsbereich „Schreiben" das Niveau B1 verlangt.

 

Dass nicht nur in dem mündlichen, sondern auch dem schriftlichen Teilbereich die Anforderungen B1 verlangt werden, ergibt sich aus §3 Abs. 2 IntV. Diese Regelung bestimmt:

„Über ausreichende Kenntnisse der deutschen Sprache nach Absatz 1 Nr. 1 verfügt, wer sich im täglichen Leben in seiner Umgebung selbständig sprachlich zurechtfinden kann und entsprechend seinem Alter und Bildungsstand ein Gespräch führen und sich schriftlich ausdrücken kann (Niveau B1 des Gemeinsamen Europäischen Referenzrahmens für Sprachen)."

Durch den ausdrücklichen Klammerverweis auf das Sprachniveau B1, der durch die Verordnung vom 05.12.2007 (BGBl. I S. 2787) eingeführt worden war, wird klargestellt, dass dieses Sprachniveau auch für den Prüfungsbereich „schriftlich ausdrücken" gilt.

 

Bài viết liên quan