Gió trở từ trưa. Trời không nắng. Một sắc sáng xám bình an ngự trị trên bầu trời. Ngõ, phố từ hôm ông Táo về giời lầy lụa vì mưa phùn khô se chỉ trong vòng một tiếngđồng hồ.

Sau bữa cơm chiều, mẹ ngồi dựa lưng thành giường, chân co chân duỗi, tay xoađầu gối liên tục, vừa nhăn nhó vừa hoan hỉ: 

- Ðã bảo suốt mấy hôm là đổi giời mà. Cái đầu gối này báo cấm có sai. Lại còn sớm hơn cả chương trình thời tiết ở ti-vi nữa. Chân cẳng mẹ thế này, mấy chị em mày liều liệu chợ búa cho xong đi. Mai đã hai chín tết rồi. Sang tới ba mươi là cập rập lại cái quên cái nhớ... ấy cái thằng này! Xoa nhè nhẹ cho bà thôi! Ðấm thế thì vỡ đầu gối bà ra còn gì! Tao tính thế này: Mai mẹ con thằng Thành mang qùa bố mẹ biếu ông bà ngoại, nhân tiện tạt vào chợ Hoa chọn cho mẹ chục huệ đèm đẹp vào. Ðào quất thì năm nay mồng hai bố mày đã về quê giỗ họ, thôi, mua phiên phiến lấy bó chân chim thược dược đồng tiền, cho có, chứ chúng mày tót đi cả còn ai mà ngắm. Con Trang lo mua nốt đồ nấu cho ba ngày tết với đi lấy bánh chưng mẹ đặt trên Mai Hắc Ðế. Ðấy, mấy năm nay mẹ đổi mới tư duy không luộc bánh cả nhà đỡ vất vả. Bố thằng Thành chiều mai mới ra hử? Thằng Tùng làm cho tây không láng cháng tám giờ vàng ngọc được, miễn, chỉ cần đèo mẹ đi chúc tết chiều mồng một rồi tao giải phóng... 

Thằng Tùng chắc chắn là không nghe được cái đoạn mẹ phân công cho nó. Nó đã đóng bộ từ bao giờ và chắc chắn là đã vi vu ngoài phố gió. Chị Hạnh úp bát vào chạn xong quay ra ngồi đối diện với mẹ ởđầu giườngđằng kia: 

- Ðể cô Trang đi mua hoa. Cũng tiện đường từ trường cô ấy về. Con mà tha thằng Thành vào đó thì không biết khi nào mới mò ra được. Con lođồ nấu. Cô Trangđoảng lắm. Nhỡ quên thứ rau cỏ gì thì sáng mồng một không biết lấy gì ra làm cơm cúng cụ... 

- ừ Chị em tính sao thì tính. Trangđâu rồi con? Chị vừa bảo có nghe thấy không con? 

Trang ngồi bên bàn làm việc kiểm tra bài vở của thằng cháu, lặng lẽ trả lời: "Vâng ạ". "Bao lâu rồi, sao mọi đối thoại của mình chỉ toàn là vâng ạ với không ạ thế này?" 

Gió trở thành khó ngủ. Trang nằm thu lu trong chăn, không làm cách nào cho hai bàn chân ấm lên. Nghĩ lung tung. Mai lên lớp chắc chỉ toàn dặn dò với chúc tụng. Rồi đi nhận hàng tết của công đoàn. Ngày xưa thì vui. Giờ chỉ thích quy hết vào lương. Mấy năm rồi không đi chợ Hoa. Những đứa nào như mình? 

Nhớ hồi nào... Chiều hai chín tết, lớp trưởng Hà Linh hớt hải phóng xe tới nhà: "Mai đi chợ Hoa. Toàn lớp cũ mình. Tập hợp ở nhà tớ rồi đi bộ ra chợ. Người yêu được mang theo. Số lượng không hạn chế." Cười xòe một nụ. Cả đêm lòng tưng bừng. "Chứ sao! Mỗi đứa giờ một trường. Sắp ra trường cả lũ rồi. Rồi phải đi làm, rồi đứa một đời bồđứa haiđời bồ, tự tập không phải dễ." 

Sáng ba mươi, mưa phùn rất nhẹ, và ấm. Gần đủ mặt cả lớp. Lớp trưởng Hà Linh mới bị người yêu đá mà trông không thiểu não tí nào, hăm hở xếp xe bạn bè thành một hàng dài trước cửa nhà, giao hẹn với hai thằng em: "Nguyên lành anh về mừng tuổi trước. Ðủ mua pháo đốt tới hôm đi học." Và chộp lấy Trang: "Một mình à? Hay! Látđi cùng tớ với Bá. Cậuđứng kia kìa! Hai thằng con trai cắp tay nhau trong chợ Hoa thì thành "chị ẻn" mất." 

Bá? Trông quen quen. Trang ngờ ngợ một hồi. Ðúng rồi! Giải nhất toán quốc tế. Cả lũ đứng dậy vỗ tay tưởng vỡ hội trường Ba Ðình lúc Bá lên nhận phần thưởng của thủ tướng. Hai đầu gối hai miếng vá. Bé tí teo. "Hồi đó chắc chắn là thấp bé nhẹ cân hơn mình" Trang mỉm cười, lơđãng. "Khỉ thật! chẳng thấy thi quốc tế môn văn cho mình cố giật xuôi giật ngược một cái giải gìđó. Cho cậu chàng cũng phải biết mình". 

Bá bây giờ cao lớn, cao lớnđến nỗi cái xe "cuốc" Liên xô Bá dắt nguềnh ngoàng là thế mà vẫn 

có vẻ quá thấp. Nhìn rõ ra màu bơ sữa. Lớp trưởng Hà Linhđã làm xong việc xếp xe phát số 

cho cả lớp nhảy bổ ra cườiđầy ngụ ý: "Biết nhau chứ gì? Hả các "tấm gương sáng cũ"? Trang! 

Ba năm cấp ba với mình. Giải nhất văn toàn quốc. Bá! Cùng lớp tớ từ cấp một sang cấp hai. Dân Lô-mô-nô-xôp về nghỉ tết." Trang tỉnh bơ: "Tớ tự giới thiệu được. Bá cũng thế phải không?" 

Vào đến chợ là cả lũ tự động lạc. Người như nước. Hoa trôi trên sóng người. Trang nhìn quanh.Lớp trưởng Hà Linh cũng biến mất tăm. Còn mỗi Bá lơ ngơ đứng bên cạnh. "Cao thế này đội hoa trên đầu thì chắc chắn không bị dập nát. Hay là công kênh trẻ con cũng tuyệt." Và ra vẻ tự nhiên, Trang túm ngay lấy khuỷu tay Bá: ""Ði! Khéo lạc nhau nốt thì tớ chịu không biết ra cửa chợ phía nào chođúng chỗđể xe:" 

Và hai người đi. Một lúc nào đó Trang thấy mình không nắm khuỷu tay Bá nữa. Bàn tay Trang nằm gọn trong tay Bá, ấm sực. Mắt kính hai đứa loang loáng nước mưa. Một lúc khác, Trang ngỡ ngàng thấy mình đang đi trong vòng tay Bá mà chẳng có ý định vùng ra. "Hoa mưa nở từng bông trên mái tóc... Trang biết câu đó không? Mình học toán mà thích thơ lắm. Chắc gien lặn từ ông ngoại mình." "...Em tươi tắn như mùa xuân thứ nhất - Nhưng thủy chung như một sắc mai già - Ðôi mắt mở to dịu dàng thấm mát (*)... người ta còn thuộc cả bài ấy chứ!" Trang nghĩ, cười, lắc đầu dứt khoát: " Không! Trang học văn mà tính khô lắm." Bá cúi nhìn, mỉm cười. "Học bằng mình, hồi trước có vẻ còn thấp bé nhẹ cân hơn mình mà giờ ra dáng đàn ông chững gớm!" 

Một lúc, hai đứa thấy mìnhđứng giữa một chỗ quangđãng hẳn. Hàng Mã. Phố dành cho ông bà già. Bày toàn cây thế. Lại bán cả hoa giấy. Trang bối rối bước dấn lên thoát ra khỏi cái quàng vai trìu mến mà không dám chặt của Bá, lại bối rối ngoái nhìn. 

- Trang nhìn này! Ðẹp không? 

Cây mai trắng, ít hoa nhiều lộc. Những lá non bé bỏngđã trở màu xanh sáng. Cánh hoa mỏng manh, trắng xanh, tinh khiết. Lá hoa lấm tấm mưa xuân. Tết, miền Nam chơi mai vàng, dân Hà 

Nội chuộng đào quất. Cây mai trắng đặt bên hè phố, cô độc, và không gợi một chút gì phong túc. Ðẹp lạ lùng. Cái đẹp của thiếu hụt, của đạm bạc. Kiêu sa. Cũng lạ lùng là vẻ say mê của Bá. Bá quàng lấy vai Trang, lơ đãng kéo sát lại. Trang đi chợ Hoa bao lần. Chợ Hoa ban ngày. Chợ Hoa ban đêm. Bao nhiêu lần túm tay bọn con trai, bao nhiêu lần để bọn con trai túm tay rồng rắn lên mây trong chợ. Trang chưa yêu bao giờ. Tim gõ nhịp như những dấu chấm than: Yêu là thế này! Yêu sẽ thế này! Ông cụ bán hoa cau có nhìn. Hai đứa cười, dắt nhau đi, trong mưa, trong mơ. Thấy hoa gì cũng đẹp. Cả hoa giấy xanh xanh đỏ đỏ một cách ngoa ngoắt, vốn chỉ phù hợp với ánh đèn dầu loè nhoè và những bức vách trát rơm với bùn ở nhà quê, không thể thương được dưới ánh đèn điện thô bạo. 

*** 

Bá đi rồi. Ði hẳn. Lá thư gần nhất Trang nhậnđược từ Bá cũng cách nayđến năm năm, báo tin 

Bá bảo vệ đặc cách tiến sĩ, không ở lại Nga giảng dạy theo lời mời mà sang Pháp làm cộng tác viên khoa học. Những lá thư trướcđấy của Bá hay nhắc tới những cơn mưa phùn. Không biết trongđó có cơn mưa xuân năm nào? Mưa rất nhẹ, mưa như sương phảng phất, ta qúa hiền không cảm hết hơi mưa, phải không Bá? Hơi mưa ấy vẫn còn bỏng rẫy trong lòng Trang... 

Chuông đồng hồ điểm ba tiếng. Yên tĩnh đến độ nghe rõ tiếng nước chảy róc rách từ vòi nước công cộng ở títđầu kia của dãy nhà Trang ở, quanh năm mất khóa, chỉ thỉnh thoảng mớiđược 

một ông đàn ông mạnh chân khỏe tay thút nút bằng một cái lõi ngô. Trang xoay mình, hai tay thu lại kẹp trongđùi, cảm thấy bàn chân càng ngày càng giá, tưởngđem nhúng vào chậu nước 

lạnh thì chậu nước lập tức đóng đá. Lại nhớ lá thư cô văn thư trường trước giờ lên lớp vừa ơi ới gọi vừa lạch bạch chạy theo đưa của lớp trưởng Hà Linh. "Bá viết thư cho tớ, than chưa biết bao giờ về được để đi chợ Hoa. Lại còn làm thơ cơ nhé. Tớ chép ra đây dể Trang chấm luôn: "Từng hiểu nhau một ngày - Rồi một đời xa nhau - Người có còn nhớ không? - Người có còn như xưa?" Nghe cứ như thơ tình ấy nhỉ?" 

"Lớp mấy năm rồi không tụ tập được. Giá mà Hà Linh không vào nhận công tác ở Sài Gòn thì còn có đứa đứng ra hò hét. Cái Hằng đã hai con. Ðứa đầu năm nay mẫu giáo lớn rồi đây. Trong lúc nào cũng như mẹ bổi. Tường Anh hôm rồi gặp ngay chỗ rẽ vào trường, bước một bước bụng lại văng qua văng lại, mặt phị ra nhìn đần đần phát khiếp, cười trông càng chán. "Từng hiểu nhau một ngày - Rồi một đời xa nhau." Chẳng lẽ Bá cũng đã từng có một lần như thế? Như mình? "Người có còn nhớ không? - Người có còn như xưa?" Bên ấy Bá nhớ chợ Hoa. Bên ấy nhiều hoa lắm. Như xưa! Nhưng như xưa thì được cái gì? Trang nghĩ lan man. Nghĩ sang việc mẹ giao. "Có điên mà một thân một mình xông pha trong chợ Hoa. Mua được chục huệ tha ra thì chẳng cứ hoa đến người cũng nát. Năm nay phiên phiến thôi. Mẹ bảo năm nay phiên phiến thôi." Và quyết định: "Sang năm lấy chồng." 

11. 1997 

Chú thích: 

(*) Trích từ Tình yêu và báo động - Bằng Việt. 

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC