Trang trí mừng năm mới trên Quảng trường Thời đại. Ảnh: Getty
Ngược lại, vùng đất đón năm mới muộn nhất trên thế giới là đảo Baker và Howland – hai hòn đảo hẻo lánh ngoài khơi nước Mỹ.
Nơi đây sẽ đón chào ngày đầu tiên của năm 2021 vào lúc 19h ngày 1/1 (giờ Việt Nam).
Trước đó một giờ, người dân đảo Samoa thuộc Mỹ (Đông Samoa) cũng sẽ ăn mừng năm mới.
Nhà nước độc lập Samoa và Samoa thuộc Mỹ là hai quốc gia ở Nam Thái Bình Dương. Dù chỉ nằm cách nhau 150 km, nhưng Đông Samoa là khu vực đầu tiên trên thế giới đón năm mới, trong khi Tây Samoa phải đợi thêm 25 tiếng mới sang thời khắc giao thừa. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thú vị này là do đường đổi ngày quốc tế (IDL) nằm ngăn giữa Đông và Tây Samoa.
Việt Nam và láng giềng Thái Lan đứng thứ 9 trong danh sách các quốc gia đón năm mới sớm nhất thế giới.
Các quốc gia châu Âu và châu Mỹ hầu hết đều chào tạm biệt 2020 sau Việt Nam.
Thứ tự đón năm mới của các quốc gia trên thế giới (theo giờ Việt Nam):
17h ngày 31/12: Đảo Tonga, đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati và quốc đảo Samoa (Tây Samoa)
18h: New Zealand
20h – 22h15’: Úc
22h: Nhật Bản và Hàn Quốc
22h30’: Triều Tiên
23h: Trung Quốc, Philippines, Singapore
0h ngày 1/1/2018: Phần lớn Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia…
0h30’: Myanmar và Quần đảo Cocos
1h: Bangladesh
1h15’: Nepal
1h30’: Ấn Độ và Sri Lanka
2h: Pakistan
2h30’: Afghanistan
3h: Azerbaijan
3h30’: Iran
4h: Moscow/Nga
5h: Hy Lạp
6h: Đức
7h: Vương quốc Anh
9h – 10h: Brazil
10h: Argentina, Paraguay
10h30’ – 15h: Mỹ, Canada
16h: Alaska
17h: Hawaii
18h: Đảo Samoa thuộc Mỹ (Đông Samoa)
19h: Đảo Baker, đảo Howland
Năm nay, do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, lễ đón giao thừa trên khắp thế giới sẽ rất khác vì các thành phố lớn đều đang áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ.
Hầu hết các màn trình diễn pháo hoa và lễ kỉ niệm lớn trên thế giới đã bị hủy bỏ, và thay thế bằng các sự kiện trực tuyến, các chương trình truyền hình.
Đồ hóa trang mừng năm mới được bán ở Quảng trường Thời đại. Ảnh: REX
Tại Sydney (Úc), chương trình pháo hoa lúc 21h dành cho các gia đình có con nhỏ đã bị hủy bỏ. Thay vì màn trình diễn pháo hoa hoành tráng, năm nay, chính quyền thành phố sẽ chỉ tổ chức bắn pháo hoa 7 phút trên cầu cảng Sydney lúc nửa đêm.
Tại London (Anh), chương trình bắn pháo hoa mang tính biểu tượng trên sông Thames sẽ không được tổ chức, vì phần lớn các địa phương ở Anh hiện đang bị áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt. Thay vào đó, công chúng Anh có thể đón năm mới với chương trình phát sóng đặc biệt trên BBC.
Tại New York (Mỹ), quả cầu đếm ngược ở Quảng trường Thời đại vẫn sẽ được “thả” xuống, nhưng sự kiện này sẽ không có khán giả.
Chương trình sẽ được phát sóng trên một số đài, nên dù không được trải nghiệm cảm giác chờ đợi hàng giờ trong giá rét, người dân Mỹ vẫn được đếm ngược đến nửa đêm qua truyền hình.
Lễ rung chuông Bosingak mừng năm mới ở Seoul bị hủy bỏ vì COVID-19. Ảnh: Yonhap
Nguồn: Tiên Phong