Nhiều người đã quan sát nguyệt thực toàn phần vào rạng sáng 8/11 (giờ miền Đông), cơ hội cuối cùng để chiêm ngưỡng tận mắt hiện tượng trước khi chờ đến năm 2025.

1 Nguoi Dan Khap The Gioi Chiem Nguong Trang Mau

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi quỹ đạo Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng nhau, khiến Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất hoàn toàn. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Steve Novak chụp rạng sáng 8/11 cho thấy Mặt Trăng màu đỏ phía sau một lò luyện thép tại Bethlehem, bang Pennsylvania (Mỹ). Ảnh: Lehigh Valley High.

2 Nguoi Dan Khap The Gioi Chiem Nguong Trang Mau

Hình ảnh Mặt Trăng phía sau hải đăng Nobbys tại Australia. Do màu đỏ của Mặt Trăng, nhiều người còn gọi nguyệt thực toàn phần là “Trăng máu”. Ảnh: shane.blue.

3 Nguoi Dan Khap The Gioi Chiem Nguong Trang Mau

Ảnh chụp “Trăng máu” phía sau quốc kỳ Mỹ tại National Mall, Washington. Thời điểm nguyệt thực toàn phần xảy ra trước khi các điểm bỏ phiếu tại Mỹ mở cửa, dành cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022. Ảnh: AP.

4 Nguoi Dan Khap The Gioi Chiem Nguong Trang Mau

Bức ảnh “Trăng máu” ngày 8/11 được chụp bên ngoài Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Theo The Weather Channel, hiện tượng này có thể được quan sát tại khu vực Bắc và Nam Mỹ, Ecuador, Colombia, các nước châu Á và châu Đại Dương với điều kiện trời quang đãng. Ảnh: AP.

5 Nguoi Dan Khap The Gioi Chiem Nguong Trang Mau

Ảnh chụp nguyệt thực toàn phần từ Cầu cảng Sydney (Australia). Geoff Chester, nhà thiên văn học tại Đài Quan sát Hải quân Mỹ cho biết mỗi năm thường xảy ra 2-4 nguyệt thực. Nếu một năm có 2 nguyệt thực, xu hướng của cả 2 là nguyệt thực toàn phần. Ngày 8/11 là lần thứ 2 “Trăng máu” xuất hiện trong năm. Ảnh: AP.

6 Nguoi Dan Khap The Gioi Chiem Nguong Trang Mau

Ảnh cận cảnh “Trăng máu” chụp từ Fish Creek (Australia). Theo Washington Post, Mặt Trăng di chuyển ra sau Trái Đất từ 3h02 sáng 8/11 (giờ miền Đông). Nguyệt thực một phần xảy ra lúc 4h09, khiến mọi người thấy Mặt Trăng bị khuyết. Đến 5h17, Mặt Trăng có màu đỏ, cũng là lúc diễn ra nguyệt thực toàn phần. Ảnh: AFP.

7 Nguoi Dan Khap The Gioi Chiem Nguong Trang Mau

Nguyệt thực toàn phần lần này diễn ra trong khoảng 90 phút. Bức ảnh ghi lại quá trình thay đổi của Mặt Trăng, chụp từ Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: AFP.

8 Nguoi Dan Khap The Gioi Chiem Nguong Trang Mau

Ảnh chụp từ một quảng trường tại Caracas (Venezuela) dưới ánh đèn mừng Giáng sinh, cho thấy bóng của Trái Đất dần bao phủ Mặt Trăng, trước khi xảy ra nguyệt thực toàn phần. Ảnh: AP.

9 Nguoi Dan Khap The Gioi Chiem Nguong Trang Mau

Một số người sử dụng kính viễn vọng để quan sát nguyệt thực toàn phần tại Seoul (Hàn Quốc). Hiện tượng này không cần thiết bị quan sát đặc biệt. Tuy nhiên, việc tránh các nguồn sáng mạnh giúp người xem dễ quan sát hơn. Ảnh: AP.

10 Nguoi Dan Khap The Gioi Chiem Nguong Trang Mau

Ảnh chụp từ Port Lincoln (Australia). Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), đây là nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong 3 năm tới. Phải đến tháng 3/2025, con người mới có thể tận mắt chiêm ngưỡng lại hiện tượng này. Ảnh: Matthew Dodd.

11 Nguoi Dan Khap The Gioi Chiem Nguong Trang Mau

Một người sử dụng ống nhòm để chiêm ngưỡng nguyệt thực tại Australia. NASA cho biết những người sử dụng ống nhòm còn có thể nhìn thấy Thiên Vương tinh, chỉ cách Mặt Trăng một khoảng ngắn trên bầu trời. Ảnh: Getty Images.

Theo: ZING.VN




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC