Lennart Nilsson - nhiếp ảnh gia người Thụy Điển có lẽ là người tiên phong chụp ảnh trong lĩnh vực y tế. Ông cùng các nhà nghiên cứu đã sử dụng thiết bị đặc biệt như máy nội soi, kính hiển vi... và chiếc máy ảnh ống kính rộng để ghi lại những bức ảnh đẹp kinh ngạc về cơ thể người. Đó có thể là chùm ảnh hệ miễn dịch trong cơ thể người hay bộ ảnh "A Child is Born" (tạm dịch: Sự lớn lên của bào thai) vô cùng đặc biệt.
Được biết, Nilsson đã dành ra 12 năm tâm huyết để có thể ghi lại được những hình ảnh chi tiết nhất về sự hình thành, phát triển thai nhi trong bụng mẹ.
Đây là trứng trong bụng mẹ...
Và đây là 1 chú tinh trùng của cha... khi đang khởi động, chuẩn bị sức lực để hạ gục các đối thủ khác, tiến vào "kết bạn" với trứng.
Sự tạo ra cá thể mới bắt đầu bằng sự thụ tinh. Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa noãn (giao tử cái) và tinh trùng (giao tử đực) để tạo hợp tử.
Hình ảnh tinh trùng đã xâm nhập được vào trong trứng. Bạn có biết, trong số khoảng 200 - 300 triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo chỉ có khoảng 300 - 500 tinh trùng tới nơi thụ tinh và chỉ có một tinh trùng lọt được vào bào tương của noãn.
Đây là lúc tinh trùng nằm gọn bên trong trứng.
Vào khoảng ngày thứ 5 - 6, quá trình biến đổi tế bào bắt đầu diễn ra.
8 ngày tuổi: trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng vào tử cung. Phôi thai đã bám vào thành tử cung.
Bộ não của thai nhi bắt đầu phát triển trong phôi thai.
24 ngày tuổi: Phôi thai chưa hình thành khung xương, chỉ có trái tim bắt đầu đập vào ngày thứ 18.
Phôi thai lúc 4 tuần tuổi: các mạch máu, tim và đường tiêu hóa đang hình thành.
5 tuần tuổi: chiều dài phôi thai dài khoảng 6 - 9mm. Phần lỗ mũi, mắt miệng bắt đầu hình thành.
Vào ngày thứ 40, tế bào phôi tạo thành nhau thai. Nhau thai tạo thành hàng rào bảo vệ, cung cấp oxy thông qua hệ thống tuần hoàn của người mẹ.
8 tuần tuổi: phần tai và mặt, khe mang của thai nhi xuất hiện. Phôi thai được bao quanh bởi một màng ối. Ngón tay và bàn tay được xác định, ngón chân cũng rõ ràng hơn và bắt đầu có chuyển động cơ bắp.
10 tuần tuổi: Mí mắt khép hờ. Trong một vài ngày tới nó sẽ nhắm hoàn toàn .
Thai nhi lúc này cũng bắt đầu tò mò về mọi thứ xung quanh mình.
Vào lúc 16 tuần tuổi: Thai nhi bắt đầu biết sử dụng bàn tay của mình để khám phá cơ thể và môi trường xung quanh.
Các mạch máu khắp cơ thể thai nhi có thể được nhìn thấy qua làn da mỏng.
Thai nhi 18 tuần tuổi: Chiều dài của thai nhi là 140-190 mm. Bạn đã bắt đầu cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi và nghe thấy nhịp đập của tim thai trong bụng mẹ. Tại thời điểm này, thai nhi cũng có thể cảm nhận được âm thanh từ thế giới bên ngoài.
Vào lúc 19 tuần tuổi: Em bé trong bụng mẹ đã có móng tay khá dài.
20 tuần tuổi: Bề mặt da khắp cơ thể thai nhi được bao phủ bởi những sợi lông. Lúc này thai nhi dài khoảng 200 mm.
24 tuần tuổi: Thai nhi đã biểu hiện được nhiều trạng thái cảm xúc như cau mày...
Khi được 6 tháng, thai nhi bắt đầu xoay ngược lại trong bụng mẹ.
Khi được 36 tuần tuổi: Thai nhi đã hình thành đầy đủ, làn da được bao phủ bởi lớp nhầy, độ dài của tóc trên đầu khoảng 25mm. Tín hiệu nội tiết được gửi đến cơ thể của người mẹ, báo hiệu những dấu hiệu cuối của thai kỳ. Và chỉ còn vài tuần nữa thôi, em bé đã có thể chào ánh Mặt trời.
Nguồn: Brightside