Người Mỹ và người Việt có “văn hóa giao thông” vô cùng khác biệt. Người Mỹ hoặc những Việt kiều sống ở Mỹ lâu năm, dù là người lái xe chuyên nghiệp đến đâu thì khi đến Việt Nam cũng có thể đều cảm thấy “giật mình kinh sợ”, “toát mồ hồ lạnh”.

Bởi những lý do sau:

1. Ngã tư

Ở Mỹ, khi xảy ra kẹt xe tại một ngã tư, thì nay cả khi hướng đi của bạn là đèn xanh, bạn phải chắc chắn rằng bạn sẽ không đứng chặn ở giữa đường. Nếu không, bạn sẽ phải nhận vé phạt, hành vi này gọi là cản trở giao thông. Ở Việt Nam thì không như vậy, thường xuyên nhìn thấy cảnh tượng kẹt cứng ở giữa ngã tư.

42 1 Lai Xe O My Va Viet Nam Co Gi Khac NhauCảnh người-xe ở ngã tư trọng điểm Trần Hưng Đạo-Nguyễn Văn Cừ, Sài Gòn. (Ảnh: Amazing New Life/Youtube)

2. Kẹt xe

Khi bị kẹt xe, các tài xế Mỹ thường lùi lại phía sau, hoặc dừng tại chỗ cho xe khác đi trước. Như vậy, ngược lại có thể giúp cho việc lưu thông nhanh hơn, thời gian ùn tắc được rút ngắn.

Nhưng ở Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại, mọi người đều cố gắng chen nhau để được đi trước, không ai nhường ai. Kết quả là tất cả đều bị kẹt không cách nào để di chuyển được.

3. Ưu tiên cho người đi bộ

Ở Mỹ, các phương tiện giao thông phải nhường người đi bộ, người đi bộ luôn được ưu tiên hàng đầu. Trong Luật Giao thông có viết: “Kể cả người đi bộ vi phạm luật khi băng qua đường, người lái xe vẫn phải dừng lại và nhường người đi bộ đi trước, bởi vì mạng sống con người quan trọng hơn bất cứ điều gì khác”. Mặc dù người đi bộ được ưu tiên nhưng họ không lạm dụng quyền đó, họ vẫn tuân thủ theo đúng luật giao thông.

Ở Mỹ, ngay cả khi đèn rẽ phải bật xanh, xe muốn rẽ, trước tiên phải giảm tốc độ và lái xe phải quan sát xem hướng rẽ có người đi bộ hay không. Nếu có, bất kể người đi bộ đi nhanh hay chậm, còn cách xa hay không, lái xe vẫn phải dừng xe và đợi. Nếu không nhất định sẽ sẽ bị phạt.

Nhưng tại Việt Nam, khi đèn xanh bật sáng, tại các ngã tư thường xuyên nhìn thấy cảnh lái xe giành đường với người đi bộ. Ở Mỹ theo thứ tự là người đi bộ – xe đạp – các loại xe khác. Còn ở Việt Nam là xe nhỏ phải nhường xe lớn, xe đạp phải nhường xe hơi, người đi bộ phải nhường xe đạp…

4. Bấm còi xe

Về phương diện này, hầu hết các thành phố lớn ở Mỹ không cho phép bấm còi, dùng cách này để thúc giục người khác là một hành vi thô lỗ. Còn các tài xế Việt Nam thì có thói quen bấm còi xe liên tục, cả đường phố lúc nào cũng inh ỏi tiếng còi xe.

42 2 Lai Xe O My Va Viet Nam Co Gi Khac Nhau

(Ảnh: Pixabay)

5. Còi xe cứu hộ, còi xe cảnh sát

Khi lái xe ở Mỹ, chỉ cần nghe tiếng còi xe cứu hộ hoặc xe cảnh sát, lái xe phải tấp vào bên lề phải, không cần biết nó ở đối diện hay bên cạnh và dừng xe một cách nhanh chóng, đợi đến khi các loại xe này đi qua mới có thể tiếp tục di chuyển. Tình hình ở Việt Nam thì không cần nói, chúng ta đều hiểu rõ.

6. Đèn đỏ rẽ phải

Ở Mỹ, đặc biệt là ở Los Angeles có rất nhiều ngã tư không được phép rẽ phải khi đèn đỏ, nhất định phải nhìn biển báo giao thông. Khi được phép rẽ phải lúc đèn đỏ, trước tiên phải dừng vài giây, ngay cả khi ở phía đối diện và bên phải không có phương tiện lưu thông.

Còn ở Việt Nam, bất cứ lúc nào cũng có thể rẽ phải, còn có thể tranh giành với người đi bộ.

42 3 Lai Xe O My Va Viet Nam Co Gi Khac Nhau

(Ảnh: Pixabay)

7. Chuyển làn xe

Ở Mỹ, hầu như rất ít khi thấy cảnh lái xe thường xuyên chuyển làn xe, bởi vì hành vi này sẽ tạo nên những mối nguy hiểm khó lường trước. Khi muốn chuyển làn xe, nhất định phải bật đèn xi nhan.

Nhưng ở Việt Nam, chuyển làn đường là một chuyện thường thấy, hơn nữa còn không có bất kỳ tín hiệu xin chuyển làn nào trước. Do đó, sẽ xảy ra những va chạm từ phía sau.

42 4 Lai Xe O My Va Viet Nam Co Gi Khac Nhau(Ảnh: Pixabay)

8. Điểm mù

Ở Mỹ, khi học lái xe, bài học đầu tiên, giáo viên sẽ nói cho bạn biết 45 độ phía sau là điểm mù của hai gương chiếu hậu. Nếu sau khi vượt xe phía trước, muốn chuyển làn, bạn phải quay nhẹ đầu về sau quan sát để bảo đảm không có phương tiện di chuyển ở điểm mù mới có thể chuyển làn. Nếu bạn đang ở phía sau xe người khác, tốt nhất là không nên di chuyển quá lâu trong khu vực điểm mù của xe để tránh việc đối phương không nhìn thấy bạn mà đột ngột chuyển hướng.

Ở Việt Nam, khi học lái xe, giáo viên đôi khi không dạy cho bạn biết về điểm mù.

9. Tai nạn trên đường cao tốc

Ở Mỹ, khi xảy ra tai nạn trên đường cao tốc, cảnh sát giao thông sẽ đặt đèn sáng báo hiệu trong phạm vi 200 mét trên mặt đất để nhắc nhở lái xe chuyển hướng, các đèn báo hiệu này xếp lại với nhau thành dấu gạch chéo, các tài xế phía sau có đủ thời gian để tránh khu vực đã xảy ra tai nạn.

42 5 Lai Xe O My Va Viet Nam Co Gi Khac Nhau

(Ảnh: Pixabay)

Trong khi đó, ở Việt Nam, cảnh sát giao thông đặt các biển báo huỳnh quang cách nơi xảy ra tai nạn xa nhất chỉ vài chục mét, khi lái xe nhìn thấy, họ chỉ có vài giây để xử lý.

10. Đèn vàng

Ở Mỹ, khi thấy đèn vàng, các phương tiện giao thông sẽ đi chậm lại và dừng hẳn cho tới đèn đỏ. Ở Việt Nam thì ngược lại, rất nhiều tài xế khi nhìn thấy đèn màu vàng, không hề giảm tốc độ hoặc chuẩn bị dừng, mà ngược lại còn nhanh chóng tăng tốc chạy qua để tránh gặp phải đèn đỏ. Công dụng của đèn vàng không phải để nhắc nhở tài xế nên giảm tốc độ dừng xe đợi đèn đỏ sao?

11. Làn đường dành cho các loại xe khẩn cấp

Làn đường khẩn cấp được đặc biệt sử dụng cho những tình huống cấp thiết như cứu hộ, cứu hỏa, cứu thương hoặc để cảnh sát thi hành nhiệm vụ khẩn cấp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, làn đường này lại bị các loại xe khác chiếm dụng, đặc biệt là vào các dịp nghỉ lễ, các loại phương tiện đều tắc nghẽn tại đây, nếu thực sự gặp phải tình huống khẩn cấp, có lẽ các loại xe công vụ phải lắp thêm cánh mới có thể bay qua được. Điều kỳ lạ nhất chính là những chiếc xe lấn chiếm làn đường lại không phải chịu phạt.

42 6 Lai Xe O My Va Viet Nam Co Gi Khac Nhau

(Ảnh: Pixabay)

12. Vứt rác bừa bãi

Ở Mỹ, khi chạy xe, nếu ném tàn thuốc hay rác ra ngoài, bạn sẽ bị phạt. Nhưng ở Việt Nam, ném tàn thuốc như vậy chẳng đáng là gì, chai nước, túi đựng đồ ăn, giấy vệ sinh, túi nôn… bất kỳ loại rác nào cũng có thể tiện tay ném ra ngoài, dù đó là trên đường quốc lộ, khu dân cư, đường cao tốc… Nhiều người đi đường phải “hứng trọn” những “đống rác bay” này vào người, lâm vào tình trạng dở khóc dở cười.

Nói chung, rất nhiều người dân Việt Nam không nắm rõ các quy tắc khi tham gia giao thông, hoặc biết mà không thực hiện, điều này đã tạo nên một “văn hóa giao thông” hỗn loạn, khiến người ngoại quốc chứng kiến mà “toát mồ hôi lạnh”.

Nguồn: Tri thức Việt Nam




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC