Chắc hẳn có rất nhiều người chúng ta đều cho rằng thùng rác là thứ căn bản cần có của … "Vì sao đường phố Nhật Bản không có thùng rác mà vẫn vô cùng sạch sẽ ?"

Chắc hẳn có rất nhiều người chúng ta đều cho rằng thùng rác là thứ căn bản cần có của một thành phố. Nhưng ở Nhật Bản, bạn sẽ khó lòng tìm thấy một chiếc thùng rác trên đường, tuy nhiên quốc gia này lại xếp vào hàng sạch sẽ nhất thế giới.

42 1 Vi Sao Duong Pho Nhat Ban Khong Co Thung Rac Ma Van Vo Cung Sach Se

Tại Nhật Bản, ngoài những chiếc máy bán nước tự động bên lề đường thì cạnh đó sẽ bố trí chỗ để vứt những vỏ lon nước, còn nếu bạn muốn vứt những mảnh giấy lộn thì sẽ không thể tìm thấy thùng rác, bởi đường phố Nhật Bản không có thùng rác. Tại sao lại như vậy?

Một du học sinh người Trung Quốc cảm thấy rất kỳ lạ, cô đã tìm hiểu và nhận được câu trả lời bất ngờ như sau: Người Nhật bỏ rác vào trong túi sau đó mang về nhà xử lý. Đối với họ, đây là việc rất bình thường, rác là của mình bỏ đi nên không được phép vứt lung tung. Ngoài ra, nếu như lắp đặt thùng rác trên phố, như vậy sẽ cần dùng một số tiền chung của người dân để duy trì nó, vì vậy họ quyết định không lắp thùng rác. Thậm chí, thùng rác bẩn còn ảnh hưởng đến mỹ quan của thành phố.

42 2 Vi Sao Duong Pho Nhat Ban Khong Co Thung Rac Ma Van Vo Cung Sach Se

Nếu như lắp đặt thùng rác trên phố, như vậy sẽ cần dùng một số tiền chung của người dân để duy trì nó, vì vậy họ quyết định không lắp thùng rác. (Pikrepo)

20 năm trước, Nhật Bản không được sạch sẽ như ngày nay. Tuy nhiên, hiện tại đường phố Nhật Bản không một cọng rác, các công trường thi công luôn được bao lại hoàn toàn và cách âm, công nhân ra vào công trường phải thay giày để không mang đất cát ra ngoài… Từ khu vực công cộng, cơ quan làm việc đến từng hộ gia đình và nhà vệ sinh, tất cả đều sáng bóng và sạch sẽ một cách hoàn hảo. Văn hoá này được hình thành từ đâu?

Có trách nhiệm với rác thải

Người dân Nhật từ nhỏ đã được giáo dục rằng, cần phải có trách nhiệm đối với tất cả những việc mình làm, kể cả rác thải. Do đó, họ sẵn sàng đem rác về nhà. Ngoài ra, họ cũng luôn chủ động chuẩn bị một chiếc túi nilon mỗi khi ra ngoài. Đối với người Nhật, việc mang theo túi rác trong cả chuyến đi dài không có gì bất tiện, đó là sự thể hiện của trách nhiệm.

Ở Nhật, rác thải cần phải được phân loại trước khi đem đi vứt. Để vứt được một chiếc vỏ bình nước không phải là một việc đơn giản: người ta phân loại thùng rác chuyên đựng các loại bình khác nhau, thậm chí có nơi còn yêu cầu vứt bình và nắp vào hai nơi khác nhau để tiện thu gom. Nếu bạn vứt nhầm một chiếc bình còn chất lỏng vào thùng rác dành cho bình không, bạn sẽ phải nhận lại và mang về.

42 3 Vi Sao Duong Pho Nhat Ban Khong Co Thung Rac Ma Van Vo Cung Sach Se

Đối với người Nhật, việc mang theo túi rác trong cả chuyến đi dài không có gì bất tiện, đó là sự thể hiện của trách nhiệm.Đối với người Nhật, việc mang theo túi rác trong cả chuyến đi dài không có gì bất tiện, đó là sự thể hiện của trách nhiệm. (Pxhere)

Đầu năm, các trạm trung chuyển rác sẽ phát cho mỗi gia đình mà họ phụ trách vệ sinh một tờ lịch treo tường. Trong tờ lịch này ghi rõ, mỗi ngày gom và vận chuyển loại rác nào, tuần nào chỉ thu giấy, tuần nào thu rác có thể đốt… Các hộ dân cần theo đúng tờ lịch này để vứt rác.

Dọn dẹp nơi công cộng là việc của tất cả mọi người

Nếu sống ở Nhật Bản, thỉnh thoảng bạn sẽ được mời tham gia các buổi dọn dẹp, vệ sinh khu dân cư định kỳ. Đa phần mọi người sẽ bắt đầu công việc quét dọn vào lúc 7 giờ sáng trước khi đi làm. Người dân sẽ cùng nhau dọn sạch cống rãnh, cắt tỉa cành cây, cỏ dại và quét dọn đường phố, các khu vực công viên hay nhà vệ sinh công cộng. Đây cũng là một trong những hoạt động giúp nâng cao tinh thần cộng đồng của dân địa phương.

Ở Nhật có tổ chức mang tên Greenbird hoạt động ở hầu hết các tỉnh thành với mục đích kêu gọi người dân có ý thức trong việc làm vệ sinh các khu công cộng đông dân cư như nhà ga xe lửa. Họ cần mẫn đi nhặt từng mẩu giấy nhỏ hay những tàn thuốc ở bụi cây, đó là những loại rác rất khó nhìn thấy nếu không quan sát kỹ. Mục tiêu chính là làm sạch từng mẩu rác nhỏ trước khi chúng chất thành đống to ai cũng có thể chú ý. Tổ chức này còn sang tận Paris để dọn dẹp cho tháp Eiffel.

Họ cần mẫn đi nhặt từng mẩu giấy nhỏ hay những tàn thuốc ở bụi cây. Mục tiêu chính là làm sạch từng mẩu rác nhỏ trước khi chúng chất thành đống to ai cũng có thể chú ý.

42 4 Vi Sao Duong Pho Nhat Ban Khong Co Thung Rac Ma Van Vo Cung Sach Se

Họ cần mẫn đi nhặt từng mẩu giấy nhỏ hay những tàn thuốc ở bụi cây. Mục tiêu chính là làm sạch từng mẩu rác nhỏ trước khi chúng chất thành đống to ai cũng có thể chú ý. (Sara Flickr – CC BY-ND 2.0)

Ai cũng phải có ý thức… cọ toilet, kể cả giám đốc

Chắc hiếm có nơi nào như ở Nhật khi giám đốc cũng xắn tay vào cọ toilet. Giữ gìn vệ sinh toilet là một trong những điều mọi công dân Nhật Bản đã được phổ cập ngay từ khi còn nhỏ. Đặc biệt, công việc dọn dẹp toilet cũng nằm trong chương trình giảng dạy ở các nhà trường. Khi đến phiên trực nhật, ngoài việc quét dọn lớp học và lau chùi bàn ghế, các em sẽ vệ sinh cả toilet.

“Cọ rửa toilet không phải là một công việc thấp hèn, và đó cũng không phải công việc của riêng cá nhân nào”. Đó chính là lý do vì sao việc giám đốc đi cọ rửa toilet đã trở nên quá đỗi quen thuộc ở Nhật.

Đến nhà vệ sinh người Nhật cũng thật chỉn chu, thì chắc chắn đường phố – bộ mặt của đất nước – làm sao họ có thể bỏ qua?

“Cọ rửa toilet không phải là một công việc thấp hèn, và đó cũng không phải công việc của riêng cá nhân nào”. Đó chính là lý do vì sao việc giám đốc đi cọ rửa toilet đã trở nên quá đỗi quen thuộc ở Nhật.

42 5 Vi Sao Duong Pho Nhat Ban Khong Co Thung Rac Ma Van Vo Cung Sach Se

“Cọ rửa toilet không phải là một công việc thấp hèn, và đó cũng không phải công việc của riêng cá nhân nào”. Đó chính là lý do vì sao việc giám đốc đi cọ rửa toilet đã trở nên quá đỗi quen thuộc ở Nhật. (Shutterstock)Văn hoá… tẩy rửa

Rất lâu trước khi Phật giáo xuất hiện, Nhật Bản đã có tôn giáo bản địa của riêng mình, gọi là Thần giáo, có nghĩa là “Con đường của các vị thần”, được cho là lưu giữ linh hồn và bản sắc Nhật. Sự sạch sẽ được coi là trung tâm của Thần đạo.

Một khái niệm quan trọng trong Thần đạo là “kegare”, nghĩa là tạp chất hay bụi bẩn, trái ngược với sự thuần khiết. “Điều quan trọng là luôn phải giữ mình sạch sẽ. Điều này giúp bạn thanh tẩy và ngăn chặn hiểm họa cho xã hội. Đó là lý do Nhật Bản là một đất nước rất sạch”, Noriaki Ikeda, tư tế tại đền Kanda ở Hiroshima nói.

Trước khi bước vào một ngôi đền thờ Thần đạo, các tín đồ phải rửa tay và miệng trong một chiếc bồn nước bằng đá ở ngay lối vào. Nhiều người Nhật mua xe mới cũng mang xe tới đền thờ để làm lễ thanh tẩy.

Loại quan niệm này không phải là mê tín, mà họ thực sự tôn trọng người khác và trân trọng chính mình. Người Nhật không có suy nghĩ “chỉ cần tốt cho mình”, vậy nên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, họ luôn cố gắng giữ sạch sẽ để người khác cảm thấy dễ chịu và thuận tiện nhất.

Người Nhật tin rằng: mình vì mọi người, mọi người vì mình, cả xã hội sẽ tốt đẹp.

Thiên Bình (tổng hợp)




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC